NASA: Trung Quốc và Ấn Độ đang giúp Trái đất xanh hơn

(Ngày Nay) - Trái đất đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng khí hậu, nhưng hành tinh của chúng ta cũng ngày càng xanh hơn, theo nghiên cứu mới, sự gia tăng phần lớn bắt nguồn từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Độ phủ xanh của Trái đất do NASA công bố. Ảnh: CNN
Độ phủ xanh của Trái đất do NASA công bố. Ảnh: CNN

Một nghiên cứu của NASA, dựa trên hình ảnh vệ tinh đã được công bố trên tạp chí Nature Sustainability, tiết lộ rằng hai quốc gia có dân số lớn nhất thế giới lại đang đóng góp cho thảm thực vật xanh của thế giới.

Kể từ thời điểm chuyển giao thiên niên kỷ mới, diện tích phủ xanh của Trái đất đã tăng thêm 5%. Con số tương đương với tổng số các khu rừng nhiệt đới khu vực Amazon, NASA cho biết. Nhưng các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng các cây xanh mới không giúp vô hiệu hóa nạn phá rừng và tác động tiêu cực của nó đến các hệ sinh thái ở nơi khác.

Các dự án trồng cây cùng với sự gia tăng lớn trong nông nghiệp của hai nước châu Á này đã chiếm 1/3 diện tích phủ xanh hành tinh.

"Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 1/3 diện tích phủ xanh, nhưng chỉ chứa 9% diện tích đất của hành tinh được bao phủ trong thảm thực vật - một phát hiện đáng ngạc nhiên, cho thấy đất ở các quốc gia đông dân này đang chịu sự suy thoái từ việc khai thác quá mức", Chi Chen - nhà nghiên cứu tại Đại học Boston, cho biết trong một tuyên bố.

Từ năm 2000 đến 2017, Máy đo quang phổ với hình ảnh có độ phân giải vừa phải (MODIS) của NASA đã thu thập dữ liệu với độ phân giải cao của bề mặt Trái đất từ trên hai vệ tinh, Terra và Aqua.

Sử dụng dữ liệu MODIS, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng Trung Quốc chiếm 1/4 sự gia tăng diện tích lá xanh, mặc dù chỉ sở hữu 6,6% diện tích thảm thực vật của thế giới. Rừng chiếm 42% mức tăng đó, trong khi đất trồng trọt chiếm thêm 32%.

Sự gia tăng diện tích rừng của Trung Quốc là kết quả của các chương trình bảo tồn và mở rộng rừng, được thành lập để chống lại tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí và xói mòn đất.

Ấn Độ đã đóng góp thêm 6,8% diện tích phủ xanh, với 82% từ đất trồng trọt và 4,4% từ rừng.

Cả hai quốc gia đã cải thiện đáng kể khả năng sản xuất lương thực, nhờ "nhiều biện pháp canh tác", trong đó các cánh đồng được tái gieo trồng và thu hoạch nhiều lần mỗi năm. "Sản xuất ngũ cốc, rau, trái cây và nhiều nông sản khác đã tăng khoảng 35-40% kể từ năm 2000 để đáp ứng được nguồn dân số lớn của hai nước", NASA cho biết.

Rama Nemani, đồng tác giả của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA, cho biết trong một tuyên bố: "Lần đầu tiên khi quan sát, chúng tôi nghĩ rằng điều này là do khí hậu ấm hơn, ẩm ướt hơn và mức độ gia tăng khí carbon dioxide trong khí quyển, dẫn đến sự phát triển của lá ở các khu rừng phía bắc".

"Bây giờ, dữ liệu MODIS đã cho phép chúng tôi hiểu rằng con người cũng đang đóng góp vào quá trình phủ xanh Trái đất. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học đưa ra dự đoán tốt hơn về Trái đất, các quốc gia sẽ có thể đưa ra quyết định tốt hơn về cách thức và thời điểm hành động", nhà nghiên cứu Nermani nói.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng hiện tượng này không bù đắp cho các tác động tiêu cực đến hệ sinh thái môi trường ở những nơi khác. "Độ phủ xanh lớn, chủ yếu xảy ra ở vùng ôn đới và vĩ độ phía bắc, không bù đắp được thiệt hại do sự xóa sổ diện tích phủ xanh trong thảm thực vật tự nhiên nhiệt đới", các tác giả nghiên cứu cho biết, trích dẫn các khu vực tiêu biểu như Cộng hòa Dân chủ Congo, Brazil và Indonesia.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn lạc quan về kết quả nghiên cứu. "Một khi mọi người nhận ra vấn đề, họ có xu hướng cải thiện. Trong thập niên 70 và 80 ở Ấn Độ và Trung Quốc, tình hình rất tồi tệ. Vào thập niên 90, mọi người đã nhận ra điều đó. Và ngày nay mọi thứ đã được cải thiện. Con người rất kiên cường. Đó là những gì chúng ta thấy qua dữ liệu từ vệ tinh".

Thomas Pugh - Phó Giáo sư tại Đại học Birmingham, cho biết báo cáo của NASA giúp mở rộng sự hiểu biết của các nhà khoa học về nguyên nhân đằng sau việc phủ xanh toàn cầu. Trước đây, sự gia tăng thảm thực vật trong hai thập kỷ qua được cho là do mức độ CO2 trong khí quyển cao hơn.

Xanh hóa toàn cầu là một "dấu hiệu hữu hình về cách sinh quyển phản ứng với các hoạt động của con người, cho dù thông qua biến đổi khí hậu hay cách chúng ta sử dụng đất. Nó thường ngụ ý sự gia tăng độ che phủ của thảm thực vật hoặc năng suất của thảm thực vật đó, hoặc cả hai, mặc dù các mối quan hệ này đều không rõ ràng và nhất quán trên toàn cầu", ông Pugh nói.

Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.