Nga chứng minh được hiệu quả của vaccine chống Covid-19, tháng 8 sẽ có

Việc Nga phát triển vaccine được so sánh với sự kiện phóng vệ tinh đầu tiên. Mặc dù vậy, báo chí Mỹ vẫn nghi ngờ.
Nga chứng minh được hiệu quả của vaccine chống Covid-19, tháng 8 sẽ có

Nếu thành công, sẽ là sự kiện như phóng vệ tinh Sputnik

Theo hãng tin CNN, Nga đang chuẩn bị cho việc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn vaccine chống Covid-19 vào giữa tháng 8 tới. Tuy nhiên, theo kênh truyền hình Mỹ, vẫn còn những câu hỏi chưa rõ ràng.

CNN dẫn lời ông Kirill Dmitriev, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cho biết, việc Nga phát triển vaccine ngừa Covid-19 tương đương với sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên lên vũ trụ.

Theo các quan chức Nga vaccine chống Covid-19 do Viện Gamaleya phát triển dự kiến sẽ được phê duyệt chậm nhất là ngày 10 /8 tới đây.

“Người Mỹ đã ngạc nhiên khi nghe tín hiệu vệ tinh. Với vaccine cũng như vậy. Nga sẽ đi đầu trong việc này”, ông Dmitriev nói.

Ông Dmitriev nói thêm rằng đối với các nhà khoa học Nga, nhiệm vụ chính là bảo vệ con người, "chứ không phải là trở thành người đầu tiên".

Trước đó, ngày 20 7 Nga đã hoàn thiện các thử nghiệm lâm sàng về vaccine của Bộ Quốc phòng và Trung tâm Gamaleya. Thời điểm ngày hôm đó, nhóm tình nguyện viên thứ hai gồm 20 người đã xuất viện.

Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko nói rằng vaccine ngừa Covid-19 của Nga thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh được tính hiệu quả và mức độ an toàn của nó.

Ông Murashko khi đó cũng cho biết thêm rằng vaccine chống Covid-19 đầu tiên ở Nga dự kiến được đăng ký vào tháng 8/2020.

Những câu hỏi chưa rõ ràng

Theo CNN, dù có những tuyên bố khả quan, nhưng Nga đã không công bố dữ liệu khoa học về thử nghiệm vaccine và CNN cũng không thể xác minh tính an toàn hoặc hiệu quả được phía Nga tuyên bố.

Các nhà phê bình cho rằng việc thúc đẩy chế tạo vaccine của nước Nga xuất hiện trong bối cảnh áp lực chính trị từ Điện Kremlin, vốn rất muốn mô tả Nga là một lực lượng khoa học toàn cầu.


Cũng có nhiều lo ngại về việc thử nghiệm vaccines ở người chưa đầy đủ. Hàng chục thử nghiệm vaccine đang được tiến hành trên khắp thế giới và một số lượng ít các quốc gia đang trong giai đoạn tiến hành các thử nghiệm hiệu quả quy mô lớn, nhưng, hầu hết các nhà phát triển đã cảnh báo rằng vẫn còn nhiều công việc trước khi vaccine có thể được phê duyệt.

Trong khi một số loại vaccine chống Covid-19 đang trong giai đoạn thử nghiệm trên toàn cầu ở giai đoạn thứ ba, vaccine do Nga chế tạo vẫn chưa hoàn thành giai đoạn thứ hai.

Các nhà phát triển có kế hoạch hoàn thành giai đoạn đó trước ngày 3 tháng 8, và sau đó tiến hành giai đoạn thử nghiệm thứ ba song song với việc tiêm phòng cho nhân viên y tế.

Các nhà khoa học Nga cho biết vaccine đã nhanh chóng được phát triển vì đây là phiên bản sửa đổi của một loại đã được tạo ra để chống lại các bệnh khác. Đó là cách tiếp cận đang được thực hiện ở nhiều quốc gia khác và bởi các công ty khác.

Đáng chú ý, tại Mỹ, công ty Moderna, cũng có loại vaccine đang được chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ và bắt đầu thử nghiệm Giai đoạn 3 hôm từ hôm thứ Hai đầu tuần này.

Được biết, Moderna đã chế tạo vaccine chống Covid-19 dựa trên nền tảng của một loại vaccine mà công ty này đã phát triển để chống lại một loại virus có liên quan, MERS.

Trong khi điều này đã thúc đẩy quá trình phát triển, các cơ quan quản lý của Mỹ và châu Âu đang yêu cầu bổ sung đầy đủ các xét nghiệm về tính an toàn và hiệu quả của tất cả các loại vaccine đang thử nghiệm.

Bộ Quốc phòng Nga nói rằng các binh sĩ của quân đội nước này từng là tình nguyện viên trong các thử nghiệm ở người.

Trong các ý kiến được ghi lại cung cấp cho CNN, ông Alexander Ginsburg, Giám đốc dự án, cho biết ông đã tự tiêm vaccine cho chính mình.

Các quan chức Nga cho biết loại thuốc này đang được theo dõi nhanh chóng và chờ đợi được thông qua phê duyệt vì đại dịch toàn cầu và tình trạng lây nhiễm ở Nga đang rất nghiêm trọng.

Nga hiện có hơn 800.000 trường hợp nhiễm Covid-19 được xác nhận.

Theo Giao thông
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.