Nga lên kế hoạch sử dụng công nghệ giám sát bệnh nhân Covid-19

Nga sẽ bắt đầu dùng công nghệ theo dõi sự di chuyển của các bệnh nhân Covid-19 và cảnh báo bất cứ ai tiếp xúc với họ về sự cần thiết tự cách ly.
(Ảnh minh họa của Getty)
(Ảnh minh họa của Getty)

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã hướng dẫn Bộ Truyền thông Nga xây dựng một hệ thống giám sát di chuyển của những người đã tiếp xúc với các bệnh nhân Covid-19. Theo đó những người này sẽ nhận được một tin nhắn hướng dẫn tự cách ly. Theo chỉ thị này, hệ thống sẽ được được vào sử dụng vào cuối tháng 3/2020.

Cách vận hành

Hệ thống này sẽ theo dõi hoạt động di chuyển của người dân như sau:

- Các nhà mạng điện thoại di động sẽ cung cấp dữ liệu vị trí của điện thoại di động người nhiễm virus SARS-CoV-2 (gây bệnh Covid-19).

- Dựa trên dữ liệu đó, hệ thống sẽ bám theo các chuyển động của cá nhân trước khi được cách ly.

- Hệ thống sẽ nhận diện tất cả những người sử dụng điện thoại di động ở gần người nhiễm bệnh và tự động gửi tin nhắn yêu cầu họ tự cách ly trong 14 ngày.

- Tất cả thông tin về các ca nhiễm tiềm năng sẽ được gửi tiếp tới các đơn vị đối phó với khủng hoảng trong khu vực.

Liệu có khả thi?

Từ góc nhìn kỹ thuật, có thể tạo ra một hệ thống như vậy. Một giải pháp tương tự đã được Bộ Các tình trạng Khẩn cấp của Nga sử dụng để cảnh báo người dân về các tình huống khẩn cấp.

Hãng viễn thông MegaFon của Nga cho rằng “cơ chế thực hiện do Bộ Truyền thông đề xuất chưa được hiểu đầy đủ và có thể cần những thay đổi trong lĩnh vực lập pháp”.

Một nhân viên giấu tên của hãng MegaFon giải thích rằng có thể theo dõi người sử dụng ở các khu vực có bố trí các cột thu phát sóng dày đặc với độ chính xác lên tới khoảng 50m. Nhưng ở vùng nông thôn, ngưỡng sai số sẽ cao hơn nhiều.

Vấn đề pháp lý?

Phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Nga nói với báo giới rằng hệ thống theo dõi này không vi phạm quyền của công dân.

Quan điểm này được ủng hộ một phần bởi một luật sư thuộc tổ chức nhân quyhền Agora, vị này cho rằng việc theo dõi hoạt động di chuyển của công dân là hợp pháp nhưng chỉ khi được các bệnh nhân đồng thuận. Trong trường hợp mà bệnh nhân từ chối thì cần có trát từ tòa án.

Việc theo dõi cũng là bất hợp pháp nếu dữ liệu vị trí địa lý được gắn với tên, số điện thoại hay địa chỉ của cá nhân được xem xét và nếu có các đội đặc biệt được cử tới vị trí bệnh nhân. Luật sư trên cho rằng khi đó sẽ có sự vi phạm quyền riêng tư của công dân.

Chuyện đã xảy ra

Ngày 24/3, kênh Mash công bố một tấm bản đồ phân bố virus SARS-CoV-2 (corona chủng mới) ở Moscow. Bản đồ này cho thấy địa chỉ của tất cả các tòa nhà mà từ đó các bệnh nhân được đưa tới bệnh viện.

Lúc đó Maria Mukhina, người có địa chỉ xuất hiện trong danh sách nói trên, tuyên bố: “Sao chẳng ai quan tâm đến việc là chúng tôi có những người thương yêu và cuộc sống riêng tư? Không ai xin phép tôi trước khi xuất bản địa chỉ của tôi trên mạng xã hội. Tôi thực sự không muốn mẹ tôi bị quấy rối hay tẩy chay. Tôi sẽ liên lạc với các tổ chức nhân quyền.

Phản ứng lại các than phiền kiểu này, tổ chức Agora vào ngày 19/3 đã lập ra một trung tâm trợ giúp pháp lý để xử lý các vấn đề liên quan đến virus corona gây bệnh Covid-19.

Giám đốc Agora, Pavel Chikov, viết trên Facebook cá nhân: “Vào ngày 23/3, hơn 100 người đã liên lạc với trung tâm”.

Các than phiền còn bao gồm việc bị cấm nhập cảnh đối với cả những người có giấy phép cư trú tạm thời và những hãng từ chối hoàn lại tiền cho các tour du lịch và chuyến bay bị hủy.

Chikov viết thêm: “Trung tâm trợ giúp pháp lý cũng nhận được các câu hỏi về vấn đề nghỉ ốm, làm việc từ nhà, và việc nhà máy/cơ quan đóng cửa tạm thời” trong mùa dịch./.

Theo VOV
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.