Nhật Bản cấp phép thí nghiệm tạo phôi thai loài lai người - chuột

Chính phủ Nhật đồng ý để nhóm nghiên cứu ở Đại học Tokyo tạo nội tạng người trong cơ thể chuột cống và chuột nhắt để phục vụ cấy ghép.
Nhóm nghiên cứu sẽ đình chỉ thí nghiệm nếu số lượng tế bào gốc người ở não phôi thai chuột vượt quá 30%. - Ảnh: Science Alert.
Nhóm nghiên cứu sẽ đình chỉ thí nghiệm nếu số lượng tế bào gốc người ở não phôi thai chuột vượt quá 30%. - Ảnh: Science Alert.

Hội đồng thuộc Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao và Công nghệ Nhật Bản chấp nhận đơn xin cấp phép từ các nhà nghiên cứu ở Đại học Tokyo nhằm tiến hành tạo ra tụy ở chuột sử dụng tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng của người (iPS).

"Cuối cùng, chúng tôi đã tới khởi điểm những nghiên cứu nghiêm túc trong lĩnh vực này sau 10 năm chuẩn bị", Hiromitsu Nakauchi, giáo sư ở Viện Y khoa thuộc Đại học Tokyo, cho biết. "Chúng tôi không kỳ vọng có thể tạo ra nội tạng người ngay lập tức, nhưng việc cấp phép tạo điều kiện cho chúng tôi thúc đẩy nghiên cứu dựa trên công nghệ đã đạt được".

Trong nghiên cứu, các chuyên gia sẽ tạo trứng thụ tinh của chuột cống và chuột nhắt không có khả năng hình thành tụy do bị chỉnh sửa gene. Sau đó, họ sẽ đưa tế bào iPS của người vào những quả trứng thụ tinh đó. Kết quả là phôi thai lai giữa người và động vật. Nhóm nghiên cứu sẽ cấy phôi thai vào tử cung chuột cống và chuột nhắt. Tụy từ tế bào gốc iPS sẽ lớn lên trong cơ thể chuột non. Họ sẽ dành hai năm để theo dõi quá trình phát triển của chuột non chào đời.

Giáo sư Nakauchi và cộng sự sẽ kiểm tra não của phôi thai chuột sau khi chúng đạt tới giai đoạn phát triển nhất định. Nếu phát hiện số tế bào người vượt quá 30% trong não phôi thai chuột, họ sẽ ngừng thí nghiệm. Họ cũng lên kế hoạch tiến hành nghiên cứu tương tự để tạo ra gan và thận người. Nghiên cứu sẽ mở ra triển vọng nuôi nội tạng người trong cơ thể lợn và cừu, qua đó giải quyết tình trạng thiếu nội tạng cấy ghép trên toàn cầu.

Trước đó, chính phủ Nhật Bản cấm thực hiện những thí nghiệm như trên do lo ngại về khả năng ra đời loài pha trộn gene người và động vật. Tuy nhiên, nhà chức trách đã dỡ bỏ lệnh cấm và soạn thảo quy định hồi tháng 3 sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia từ năm 2012. Các cuộc thảo luận xoay quanh nhiều chủ đề như mục đích nghiên cứu và loài động vật sử dụng trong thí nghiệm. Chính phủ cũng cân nhắc các vấn đề đạo đức xã hội để đánh giá.

Quy định mới cho phép tiến hành nghiên cứu tạo loài lai với điều kiện nhà khoa học phải tuân thủ trình tự phù hợp nhằm ngăn chặn sự ra đời của sinh vật có một phần giống con người. "Số lượng tế bào người phát triển trong cơ thể người vô cùng nhỏ với tỷ lệ 1/10.000. Ở mức đó, không bao giờ xuất hiện con vật có gương mặt người", giáo sư Nakauchi, người từng thực hiện thí nghiệm đưa tế bào gốc iPS vào trứng thụ tinh của cừu và cấy vào tử cung cừu cái ở Đại học Standford tại California, cho biết.

Theo Vnexpress
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.