Nhật Bản chính thức nối lại hoạt động săn bắt cá voi thương mại

(Ngày Nay) - Nhật Bản đã tuyên bố rút khỏi Ủy ban Cá voi Quốc tế (IWC) vào năm tới và sẽ tiếp tục hoạt động săn bắn thương mại trong vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế từ tháng 7.
Ngư dân Nhật Bản sử dụng súng phóng lao để săn bắt cá voi. Ảnh: Sputnik
Ngư dân Nhật Bản sử dụng súng phóng lao để săn bắt cá voi. Ảnh: Sputnik

Ngư dân nước này cũng sẽ ngừng các hoạt động săn bắt cá voi ở Nam Cực và chỉ săn bắt các loài cá được cho là có số lượng "dồi dào", theo một tuyên bố chính thức được công bố hôm thứ Tư

"Trong lịch sử lâu dài của mình, Nhật Bản đã sử dụng cá voi không chỉ như một nguồn thực phẩm cung cấp protein mà còn cho nhiều mục đích khác", tuyên bố cho biết. "Tham gia vào việc săn bắt cá voi đã và đang hỗ trợ các cộng đồng địa phương và do đó đã phát triển cuộc sống và văn hóa sử dụng cá voi".

Động thái này đã thu hút sự chỉ trích từ các nhóm bảo tồn động vật và một số chính phủ trên thế giới.

Sam Annesley - giám đốc điều hành của tổ chức môi trường Greenpeace Nhật Bản cho biết: "Tuyên bố ngày hôm nay không phù hợp với cộng đồng quốc tế, chứ đừng nói đến việc cần thiết để bảo vệ tương lai của đại dương và những sinh vật hùng vĩ này. Chính phủ Nhật Bản phải khẩn trương hành động để bảo tồn các hệ sinh thái biển, thay vì tiếp tục đánh bắt cá voi thương mại".

Australia cho biết quyết định rút khỏi IWC của Nhật Bản là "đáng tiếc" và kêu gọi nước nước này trở lại Ủy ban.

Đánh bắt cá voi thương mại đã bị cấm theo lệnh của Ủy ban Cá voi Quốc tế năm 1986. Nhưng Nhật Bản đã "lách luật" để tiếp tục săn cá voi một cách hợp pháp kể từ năm 1987 với lý do phục vụ khoa học.

Iceland và Na Uy đã phản đối lệnh cấm và tiếp tục săn cá voi thương mại mà không dựa vào khoa học như một cái cớ cho việc khai thác.

Vào tháng 9 năm 2018, phần lớn các quốc gia thành viên tại hội nghị thường niên của IWC ở Brazil đã phê chuẩn một nghị quyết không ràng buộc cho biết đánh bắt cá voi thương mại không còn là một hoạt động kinh tế hợp lệ, hoặc cần thiết cho nghiên cứu khoa học.

Trong khi tầng lớp chính trị Nhật Bản đã tìm cách nối lại các hoạt động săn bắt cá voi thương mại, các nhà vận động cho rằng việc ăn cá voi đang trở nên "ngày càng ít phổ biến hơn".

"Trên thực tế, nhiều người (thường xuyên) không có hứng thú với cá voi hay săn bắt cá voi ở Nhật Bản", Nanami Kurasawa - thành viên của tổ chức Mạng lưới hành động Cá heo và Cá voi (IKAN), cho biết.

Theo CNN
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.