Những sự kiện nổi bật của khoa học vũ trụ

[Ngày Nay] - Năm 2018 là một năm khá “bận rộn” của ngành khoa học vũ trụ. Hãy cùng điểm lại những sự kiện nổi bật của năm qua!

1. Tàu thăm dò TESS tìm kiếm các hành tinh mới

Những sự kiện nổi bật của khoa học vũ trụ ảnh 1

Tàu thăm dò TESS.

TESS là tàu săn hành tinh “mới toanh” được NASA phóng lên vũ trụ vào ngày 18/4/2018, nhiệm vụ của nó là theo dõi hơn 200.000 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời và xác định các hành tinh quay xung quanh chúng. Vào tháng 9/2018, TESS đã khám phá ra hành tinh Pi Mensae c với kích cỡ lớn gấp 2,1 lần Trái Đất, và khối lượng gấp 4,8 lần. Hành tinh có quỹ đạo quay xung quanh một ngôi sao lùn với chu kỳ là 6,27 ngày, và cách chúng ta 60 năm ánh sáng.

Chúng như một lời chào của con người trên Trái đất gửi đến các nền văn minh khác  - nếu có- đang tồn tại trong vũ trụ này.

2. Tiếp cận Mặt trời ở khoảng cách gần chưa từng có

Những sự kiện nổi bật của khoa học vũ trụ ảnh 2

Delta IV Heavy

Ngày 12/8,  NASA đã phóng thành công tên lửa Delta IV Heavy mang tàu thăm dò Parker Solar Probe vào vũ trụ. Sứ mệnh được các nhà khoa học giao phó cho Parker là tiếp cận Mặt trời gần hơn bất cứ tàu thăm dò nào trước dây từng làm. Trong 7 năm tiếp theo, tàu thăm dò Parker - được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao, sẽ dần đến gần với Mặt trời hơn và sẽ trực tiếp lấy mẫu từ Mặt trời.

3. Insight hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa

Những sự kiện nổi bật của khoa học vũ trụ ảnh 3

Tàu thăm dò sao Hỏa  InSight .

Ngày 26/11/2018, tàu thăm dò mới của NASA đã hã cánh thành công trên bề mặt sao Hỏa. Với các thiết bị như máy đo địa chấn, đầu dò nhiệt và thời gian, InSight sẽ bắt đầu tiến hành các hoạt động khảo sát địa chất sao Hỏa, để giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết hơn về quá trình hình thành của hành tinh này.

4. MASCOT và MINERVA-II “nhảy” tới Ryugu

 Một bộ ba robot đã trở thành người đầu tiên hạ cánh trên một tiểu hành tinh. Tàu lượn đôi Nhật Bản MINERVA-II và tàu thăm dò của Đức, MASCOT đã đi tới tiểu hành tinh Ryugu trên tàu vũ trụ Nhật Bản Hayabusa2. Các robot MINERVA-II đã hạ cánh vào ngày 21/9/2018 và di chuyển xung quanh, chụp những bức ảnh và các phép đo khác của bề mặt tiểu hành tinh.MASCOT đã hạ cánh vào ngày 3/10/2018. Được thiết kế để sống chỉ khoảng 16 giờ, MASCOT đã cho thấy Ryugu gần như không có từ trường, cung cấp những thông tin cần thiết về cấu tạo bên trong tiểu hành tinh. Năm tới, Hayabusa2 sẽ lấy một mẫu tiểu hành tinh và đưa nó trở lại Trái đất vào năm 2020.

5. Tạm biệt Kepler

Những sự kiện nổi bật của khoa học vũ trụ ảnh 4

Kinh thiên văn vũ trụ Kepler.

Kính thiên văn vũ trụ Kepler hết nhiên liệu ngay trước tháng 11/2018. Kính thiên văn săn tìm hành tinh được phóng vào năm 2009 để tìm kiếm các hành tinh quay quanh các ngôi sao khác. Nó đã thành công một cách ngoạn mục - khám phá hàng ngàn thế giới mới, một số trong đó có thể có điều kiện phù hợp với cuộc sống và cho thấy các hành tinh vượt trội hơn các ngôi sao trong Dải Ngân hà.

6. Trung Quốc phóng tàu thăm dò lên vùng tối của Mặt trăng

Những sự kiện nổi bật của khoa học vũ trụ ảnh 5

Tàu thăm dò  Parker Solar Probe.

Ngày 8/12/2018, Trung Quốc phóng thành tên lửa chở tàu thăm dò Mặt trăng, mở ra một bước tiến lớn đối với ngành Khoa học vũ trụ Trung Quốc. Sự kiện này nằm trong Sứ mệnh Hằng Nga-4, nhằm đặt một tàu thăm dò tại vị trí hố thiên thạch Von Kármán thuộc vùng tối của Mặt trăng. Ngoài nhiệm vụ phân tích lớp đất đá, thì con tàu còn đem theo hạt giống cải và 3kg khoai tây để tiến hành các thử nghiệm về sự phát triển của hạt giống và quá trình quang hợp trên mặt Trăng.

7. Khả năng có sự sống ngoài hành tinh

Những sự kiện nổi bật của khoa học vũ trụ ảnh 6

Tàu thăm dò Cassini.

Tháng 6/2018, tàu thăm dò Cassini đã ghi nhận được trong các cột nước trên bề mặt của Enceladus - mặt trăng của sao Thổ - có chứa các phân tử hữu cơ rất giàu carbon. Khám phá này có thể là dấu hiệu cho thấy Enceladus cũng tồn tại một lớp hữu cơ mỏng, giống với bề mặt đại dương của Trái Đất. Với bằng chứng mới, các nhà khoa học càng tin tưởng vào giả thuyết rằng sâu bên dưới lớp vỏ băng giá của mặt Trăng này có thể là nơi tồn tại của các sinh vật biển.

8. Tàu thăm dò “thoát” khỏi Hệ Mặt trời

Những sự kiện nổi bật của khoa học vũ trụ ảnh 7

Voyager 2.

Từ năm 1970, NASA đã phóng lên vụ trụ 4 con tàu chứa các tấm bản đồ tiết lộ vị trí của Trái Đất trong vũ trụ. Một trong số đó có Voyager 2, khởi hành từ năm 1977. Vào tháng 12/2018, NASA thông báo Voyager 2 đã chính thức bay ra khỏi Thái dương Hệ để tiếp tục hành trình đến những vì sao xa xôi khác. Đây là vật thể thứ hai do con người tạo ra đã rời khỏi hệ mặt Trời, sau người tiền nhiệm của nó là Voyager 1. Tấm bản đồ Voyager 2 mang theo thực chất là một đĩa vàng khắc một số ghi chú, tấm bản đồ tiết lộ vị trí xuất phat của tàu, hành trình di chuyển, và ký âm của một số các âm thanh quen thuộc trên Trái đất. Chúng như một lời chào của con người trên Trái đất gửi đến các nền văn minh khác - nếu có - đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.