Nông dân Ấn Độ lạm dụng thuốc nổ để xua đuổi thú rừng

(Ngày Nay) - Sự phẫn nộ về cái chết của một con voi đang mang thai sau khi cắn một quả dứa nhồi pháo ở bang Kerala miền nam Ấn Độ chỉ là một trong vô vàn các vụ việc người nông dân sử dụng bạo lực để đuổi thú hoang tránh xa làng mạc.


Nông dân Ấn Độ lạm dụng thuốc nổ để xua đuổi thú rừng

Bên cạnh việc sử dụng thức ăn có mìn, người nông dân sống gần các khu rừng còn sử dụng hàng rào điện, bẫy sắt hoặc thuốc độc để xua đuổi hổ, voi, lợn rừng, nai và chim công khỏi vườn tược.

Hôm thứ Tư tuần trước, 12 người đàn ông ở bang Tamil Nadu đã bị bắt giữ vì giết chết một con chó rừng bằng cách nén thuốc nổ trong một miếng thịt làm nổ tung miệng con chó. Tuần trước, một người đàn ông ở bang Himachal Pradesh đã bị bắt vì cho một con bò đang mang thai ăn một miếng bột mì đầy thuốc nổ khiến con vật bị thương nặng.

Theo Tổ chức Động vật hoang dã Ấn Độ (WTI), có khoảng 339 con voi đã chết vì bị điện giật ở 13 bang nước này từ năm 2007 đến 2014. WTI đã giải cứu 9 con báo bị mắc kẹt trong bẫy từ năm 2012 đến năm 2016 ở bang Uttar Pradesh.

“Hổ và báo đốm thường mất mạng do bị điện giật từ hàng rào ngăn cách rừng rậm với trang trại, đặc biệt là ở các bang miền trung Madhya Pradesh và Chhattisgarh”, ông Mayukh Chatterjee, một quan chức từ WTI.

Các cuộc đụng độ giữa nông dân Ấn Độ với động vật hoang dã thường gây ra sự phẫn nộ do tính chất vô nhân tính trong cách hành xử của con người.

Vào tháng trước, dư luận Ấn Độ và thế giới vô cùng xót xa khi nghe tin một con voi đang mang thai bị lừa ăn một quả dứa có chứa thuốc nổ, kết quả là con non đã chết ngay trong bụng mẹ, còn con voi cái đã phải chạy xuống sông để ngâm mình nhằm làm dịu vết thương trước khi qua đời.

 Báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy con voi đã chết sau khi nước xâm nhập vào phổi. Trong một trường hợp tương tự, 3  người đã bắt giữ sau khi một con voi ăn phải hoa quả nhồi mìn vốn được dùng để giết lợn rừng phá hoại hoa màu.

Gần đây, chính phủ Ấn Độ đã cho phép bắn lợn rừng tùy theo điều kiện, nhưng người nông dân vẫn chọn cách sử dụng thuốc nổ.

Nhà bảo tồn sinh vật học Dharmendra Khandal cho biết nguyên liệu thô để tạo ra chất nổ thường có sẵn ở các khu vực nông thôn và gần rừng núi.

Năm 2017, một nghiên cứu toàn quốc về giảm thiểu xung đột giữa người và động vật hoang dã đã khảo sát trên 5.000 hộ gia đình sống quanh 11 khu bảo tồn cho thấy 71% hộ gia đình rơi vào cảnh mất mùa do bị thú rừng quấy phá.

Theo truyền thống, nông dân Ấn Độ thường xua đuổi động vật bằng cách ném đá, đốt đuốc và xây hàng rào.

Ông Vijoo Krishnan, chủ tịch của một nhóm đấu tranh cho quyền lọi của nông dân, cho biết người dân bang Madhya Pradesh đã sử dụng hàng rào, dựng bù nhìn và thổi còi suốt đêm để xua đuổi lợn rừng nhưng những phương pháp này là không cho thấy hiệu quả.

“Rõ ràng, việc sử dụng các phương pháp bạo lực sẽ không chấm dứt, bất chấp làn sóng lên án của dư luận gần đây. Sự phẫn nộ này đã xảy ra vì một con voi đang mang thai không ngờ đã ăn bẫy mồi và chết. Vụ việc này có lẽ sẽ không thu hút sự chú ý nếu nạn nhân là một con lợn rừng”, chuyên gia Mayukh Chatterjee từ WTI nói.

Nhưng ông Chatterjee cho rằng điều này có thể thay đổi nếu người nông dân xây dựng hàng rào cùng hệ thống cảnh báo giá rẻ. Ngoài ra, chính phủ và các cơ quan chức năng phải chung tay cùng người nông dân để tránh những vụ việc đau lòng khác tiếp diễn.

“Một trong những dự án của chúng tôi ở bang Assam, người nông dân được hướng dẫn dựng hàng rào để ngăn voi quấy phá hoa màu, với giá thành rẻ họ có thể duy trì nó một cách lâu dài”, ông Chatterjee cho biết.

Theo SCMP
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.