Nước biển dâng: Thảm họa của các quốc gia ven biển

(Ngày Nay) - Hàng trăm triệu người trên toàn thế giới có nguy cơ mất nhà cửa vì toàn bộ các thành phố sẽ chìm nghỉm dưới nước trong ba thập kỷ tới, theo các nhà nghiên cứu.
Nước biển dâng: Thảm họa của các quốc gia ven biển

Theo phát hiện mới được công bố hôm thứ Ba trên tạp chí Nature Communications, cho biết sinh kế của hàng trăm triệu người sống tại các thành phố ven biển có nguy cơ bị ảnh hưởng do viễn cảnh ngập lụt sẽ cao gần gấp 3 lần so với dự báo trước đây.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng mực nước biển toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 0,6 m đến 2,1 m và có thể nhiều hơn trong suốt thế kỷ 21.

Và đến năm 2050, các vùng đất hiện có khoảng 300 triệu người sinh sống sẽ gần như bị xóa sổ do nước triều hoặc lũ lụt dâng hàng năm. Đến năm 2100, khoảng 200 triệu người sẽ phải dời bỏ nhà cửa do đất đai đã vĩnh viễn nằm dưới dòng nước triều, khiến tất cả các khu vực ven biển đều không thể tồn tại.

"Kết quả chỉ ra rằng rất nhiều người đang bị ảnh hưởng bởi nguy cơ này", ông Benjamin Strauss - một trong những tác giả nghiên cứu và CEO của tổ chức phi lợi nhuận Climate Central, chỉ ra. Ông Strauss nói thêm rằng các khu vực bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nước biển dâng cần phải hành động ngay lập tức để tránh "thảm họa kinh tế và nhân đạo" trong tương lai gần.

Nước biển dâng: Thảm họa của các quốc gia ven biển ảnh 1

Nước biển dâng sẽ là thảm họa đối với các quốc gia bị ảnh hưởng.

Toàn bộ các thành phố ven biển có thể bị xóa sổ nếu không có đủ hệ thống đê biển. Theo một nghiên cứu, khoảng 70% người dân có nguy cơ bị đe dọa bởi mưa lũ và ngập lụt hàng năm tập trung ở 8 quốc gia châu Á: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Nhật Bản.

Theo một thông cáo báo chí của Climate Central, các thành phố lớn nằm ở vị trí thấp của Trung Quốc đặc biệt dễ bị tổn thương như Thượng Hải, Thiên Tân và Hong Kong. Các thành phố châu Á khác có nguy cơ bao gồm thủ đô Hà Nội của Việt Nam, thủ đô Bangladesh của Bangladesh và thành phố Kolkata của Ấn Độ.

Nước biển dâng: Thảm họa của các quốc gia ven biển ảnh 2

Toàn bộ khu vực miền Nam Việt Nam có thể bị xóa sổ khi nước triều dâng, theo dự đoán của tổ chức Climate Central.

Không chỉ châu Á, còn có 19 quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả Brazil và Vương quốc Anh, có thể rơi vào thảm kịch tương tự vào năm 2100.

"Nếu phát hiện của chúng tôi chính xác, các cộng đồng dân cư ven biển trên toàn thế giới phải chuẩn bị cho một tương lai khó khăn hơn nhiều so với dự đoán hiện tại", nghiên cứu cảnh báo. "Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng ngay cả ở Mỹ, mực nước biển dâng trong thế kỷ này có thể gây ra hàng loạt làn sóng di cư quy mô lớn ra khỏi khu vực duyên hải dễ bị tổn thương, cùng với đó là tái phân bố dân số trên cả nước và gây áp lực lớn cho các khu vực nội địa".

Biến đổi khí hậu đã khiến các dòng sông băng và các tảng băng tan chảy nhanh chóng, từ dãy Himalaya đến Nam Cực. Các báo cáo trước đây đã dự đoán rằng mực nước biển có thể tăng thêm 0,9 mé - điều mà các nhà nghiên cứu của Climate Central cho rằng quá bảo thủ.

"Chúng tôi đang sống ở một thế giới trong đó mực nước biển không còn ổn định mà sẽ tăng lên trong nhiều thập kỷ và trên thực tế là trong hàng thế kỷ", ông Strauss nói.

Mực nước biển đang dần trở thành thảm họa đối với những cư dân ven biển, những người có thể bị buộc phải di dời quê hương. Toàn bộ các hòn đảo Thái Bình Dương có thể bị nhấn chìm dưới nước, tạo ra làn sóng người tị nạn khổng lồ.

Mực nước biển tăng góp phần làm cho nhiệt độ toàn cầu ấm hơn, thay đổi khí hậu và nguồn nước, điều này đồng nghĩa là hàng triệu người có thể phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước uống, khủng hoảng sức khỏe, sản lượng nông sản suy giảm và nền kinh tế toàn cầu bị phá vỡ.

Theo CNN
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.