Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: Nghiêm trọng, đi lên, chưa dừng lại

Hầu như ai cũng bàn luận về tình trạng ô nhiễm không khí ở Đông Nam Á và Hà Nội nói riêng, nhưng ít người nhận ra thủ phạm âm thầm của mối nguy này.
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: Nghiêm trọng, đi lên, chưa dừng lại
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: Nghiêm trọng, đi lên, chưa dừng lại ảnh 1

Nhà nghiên cứu Hsiang-He Lee tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Môi trường tại Đại học California, Davis (Mỹ). Cô làm việc tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Singapore (SMART), với các dự án tập trung tìm hiểu về nhiên liệu khí đốt, chất lượng không khí và mức tiêu thụ năng lượng tại khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, cô tham gia nhóm phát triển về mô hình khí hậu toàn cầu thuộc một phòng thí nghiệm quốc gia tại Mỹ.

Nằm trong 3 thành phố ASEAN có tỷ lệ tử vong sớm do bụi siêu mịn gây ra cao hàng đầu. Có số lượng ngày tầm nhìn xa bị hạn chế thuộc hàng cao nhất trong 50 thành phố lớn của Đông Nam Á.

Rõ ràng, Hà Nội là một trong những thành phố ở khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm không khí, đã lên mức báo động đỏ.

Tại Đông Nam Á, chất lượng không khí của các khu đô thị luôn ở mức cảnh báo có hại cho sức khỏe con người trong một vài thập kỷ qua. 

Vài năm trở lại đây, hình ảnh lớp không khí thoạt nhìn như sương mù, che kín bầu trời không còn là điều lạ lẫm tại nhiều thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Á. Vấn đề bụi mù tăng cao đột biến này tác động không nhỏ đến kinh tế địa phương, chất lượng không khí và sức khỏe cộng đồng.

Nguyên do chính? Đốt nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng do mức tiêu thụ năng lượng cao. Tần suất vận chuyển phát thải diễn ra thường xuyên mỗi ngày. Khí thải chất đốt sinh khối từ nạn phá rừng và than bùn.

Về cơ bản, nhiên liệu hóa thạch bao gồm các tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất công nghiệp như than đá, dầu mỏ. Còn nhiên liệu sinh khối đến từ các phế phẩm nông nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ trấu, xơ bắp…) và phế phẩm lâm nghiệp (lá khô, vụn gỗ…).

Ngày càng nghiêm trọng

Trong một năm, có đến hơn 200 ngày Hà Nội - nơi có 8 triệu người dân sinh sống - ở trong tình trạng tầm nhìn xa giảm xuống dưới mức 10 km.

Đây được coi là hiện tượng do ba nguồn phát thải ô nhiễm nói trên gây ra. Nói cách khác, tầm nhìn bị hạn chế là hậu quả “nhãn tiền” đầu tiên có thể quan sát được dễ dàng khi ô nhiễm bụi mịn ngày càng nghiêm trọng.

Theo thang đo, con số 10 km được tính là mốc chỉ số, biểu thị ô nhiễm không khí đang ở mức báo động đỏ, khi tầm nhìn xa suy giảm do mức độ quang đãng của bầu trời bị các chất gây ô nhiễm môi trường làm xấu đi.

Trong một năm, có đến hơn 200 ngày Hà Nội ở trong tình trạng tầm nhìn xa giảm xuống dưới mức 10 km.

Dựa trên các dữ liệu thống kê, Hà Nội có số lượng ngày tầm nhìn xa bị hạn chế thuộc hàng cao nhất trong 50 thành phố lớn thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), xếp ngang hàng với với Jakarta (Indonesia), Bangkok (Thái Lan) và Yangon (Myanmar).

Kể từ năm 2003, hiện tượng này ở Hà Nội diễn ra theo chiều hướng đi lên và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Đáng lo hơn, các chất gây ô nhiễm không khí không chỉ dẫn đến suy giảm tầm nhìn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Các hạt bụi siêu mịn (hay còn gọi là bụi PM 2,5) có đường kính 2,5 micromet hoặc nhỏ hơn, được coi là loại bụi nguy hiểm nhất đối với người dân.

Nhóm nghiên cứu từ tạp chí khoa học Atmospheric Chemistry and Physics (ACP) từng tiến hành kiểm tra các tác động đến sức khỏe do bụi siêu mịn gây ra đối với người dân của 50 thành phố lớn trong khối ASEAN.

Kết quả cho thấy 3 thành phố có tỷ lệ tử vong sớm hàng đầu do bụi siêu mịn gây ra lần lượt là Bangkok với 1080 ca, kế tiếp là Jakarta (910) và Hà Nội (620).

Con số thực tế đã tự động nói lên tình trạng ô nhiễm không khí ở thủ đô Hà Nội đang ở mức báo động đỏ như thế nào.

Các nhà khoa học cũng đã sớm phát hiện ra việc tăng nguy cơ tử vong do các chứng bệnh tim, phổi có liên quan mật thiết đến tình trạng phải hít thở bầu không khí chứa đầy bụi mịn mỗi ngày.

Ngoài ra, bụi siêu mịn cũng được coi là tác nhân khiến các bệnh mãn tính như hen suyễn, viêm phế quản và các vấn đề về hô hấp khác trở nên khó lường hơn.

Người dân thường tự hỏi vì đâu mà bầu trời thành phố cứ mãi bị “chiếm đóng” bởi một lớp nhìn như sương mù nhưng thực chất là khói bụi ô nhiễm?

Trên thực tế, do đặc điểm tự nhiên, chất đốt sinh khối xuất hiện thường xuyên và phổ biến trên khắp Đông Nam Á, nhất là vị trí các đảo Sumatra, Borneo (Indonesia).

3 thành phố có tỷ lệ tử vong sớm hàng đầu do bụi siêu mịn gây ra lần lượt là Bangkok với 1080 ca, kế tiếp là Jakarta (910) và Hà Nội (620).

Do vị trí địa lý, Hà Nội cũng nằm trong phạm vi bị ảnh hưởng khi các vụ cháy rừng xảy ra vào cao điểm mùa khô tại Đông Nam Á (thường kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau).

Tuy nhiên, không phải các chất đốt sinh khối, các chất gây ô nhiễm môi trường khác, bao gồm chất đốt nhiên liệu hóa thạch mới là “thủ phạm” chính khiến tầm nhìn xa ngày một suy giả

Thủ phạm âm thầm

Kinh tế phát triển và dân số tăng nhanh ngày càng khiến mức độ tiêu thụ năng lượng ở các nước Đông Nam Á còn cao hơn hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới.

Mức sử dụng năng lượng ngày càng cao đi đôi với sự gia tăng phát thải các chất ô nhiễm. Như một tất yếu, chất lượng không khí trở nên tồi tệ hơn và các vấn đề liên quan đến sức khỏe con người càng nảy sinh nhiều.

Trên địa bàn Hà Nội có khoảng 5,5 triệu xe máy đang hoạt động và 620.000 ôtô con. Theo dự báo của Sở Giao thông Vận tải, số lượng xe máy có thể tăng lên 7 triệu chiếc vào năm 2025 và 7,5 triệu chiếc vào năm 2030.

Khi tình trạng ô nhiễm không khí ở Đông Nam Á được đem lên bàn thảo luận, ít người đề cập đến quá trình vận chuyển khí thải dưới góc độ tác nhân gây nên ô nhiễm không khí.

Bất chấp mối lo ngại tăng lên theo cấp số nhân, các quy định của khu vực về hạn chế ô nhiễm không khí trong vận tải biển vẫn chưa chặt chẽ.

Hai mươi năm trước, lượng phát thải khí Sulfur dioxide (SO2) hàng năm từ vận chuyển quốc tế ở vùng biển châu Á ước tính là 0,236 Tg, chiếm khoảng 11,7% lượng phát thải ở Đông Nam Á.

Trong những năm gần đây, khi hoạt động vận chuyển quốc tế ở khu vực này ngày một nhộn nhịp hơn, lượng bụi siêu mịn và lưu huỳnh oxit (SOx) xuất hiện dày đặc trên một đơn vị diện tích ở phía đông và nam Biển Đông, cũng như trên vùng biển gần với Đông Nam Á và Nam Á.

Khí nitrogen oxide (NOx) sản sinh trong quá trình tàu thuyền di chuyển cũng làm gia tăng lượng khí ozone (O3) thải ra, dẫn đến nhiều tác động xấu lên cả sức khỏe con người và sản xuất nông nghiệp.

Bất chấp mối lo ngại tăng lên theo cấp số nhân về hệ quả của các chất ô nhiễm môi trường sinh ra trong khi vận chuyển tàu thuyền lên chất lượng không khí ở nhiều thành phố ven biển thuộc khối ASEAN, các quy định của khu vực về hạn chế ô nhiễm không khí trong vận tải biển trong khu vực vẫn chưa chặt chẽ.

Trong khi đó, khí thải vận tải đóng vai trò chủ chốt trong việc gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội.

Loại bỏ phát thải vận chuyển có thể làm giảm nồng độ Nitrat (NO3) và Sulfate (SO4) lần lượt xuống mức 16,0% và 16,3%, còn lượng bụi siêu mịn cũng giảm đi 10,7%.

Sẽ còn tệ hơn

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, ở mức 5% trong giai đoạn 2000 - 2013 và dân số ước tính tăng từ 525 triệu người vào năm 2000 lên 728 triệu người vào năm 2030, bài toán nan giải mà các nước ở Đông Nam Á đang “đau đầu” tìm đáp án chính là làm thế nào để tăng mức tiêu thụ năng lượng mà vẫn bảo vệ môi trường, không làm tăng lượng khí thải.

Tuy nhiên, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), với các chính sách hiện hành trong khu vực liên quan đến tiêu thụ nhiên liệu, nhu cầu năng lượng của các nước Đông Nam Á dự kiến tăng mạnh vào năm 2040. Khi đó, để đáp ứng yêu cầu, các chất đốt nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá, sẽ trở thành nhiên liệu chính trong hỗn hợp năng lượng của khu vực.

Vì lẽ đó, hơn bao giờ hết, các nước ASEAN sẽ cần điều chỉnh một vài thay đổi trong chính sách năng lượng của mình để phù hợp với các cam kết về bảo vệ môi trường.

Bài toán nan giải mà các nước ở Đông Nam Á đang “đau đầu” tìm đáp án chính là làm thế nào để tăng mức tiêu thụ năng lượng mà vẫn bảo vệ môi trường, không làm tăng lượng khí thải.

Tại Hà Nội, nguồn phát thải chính của nhiên liệu hóa thạch đến từ giao thông đường bộ và dân cư.

Trong nghiên cứu của nhóm đến từ ACP, việc sử dụng khí đốt và điện trong khu vực dân cư (ví dụ để đun nấu và sưởi ấm) thay vì nhiên liệu sinh học truyền thống đem lại nhiều dấu hiệu khả quan hơn.

Giả định rằng tất cả năng lượng nhiên liệu sinh học của khu vực dân cư được thay thế bằng năng lượng đến từ khí tự nhiên, kết quả đem lại cho thấy nồng độ carbon đen (BC) sẽ giảm đi 70,5% và carbon hữu cơ (OC) cũng giảm bớt 5,7%.

Mặt khác, mật độ bụi siêu mịn trên bầu trời Hà Nội cũng giảm đi gần 11%, còn lượng khí CO cũng chỉ còn ở mức 35%.

Những con số trên nói lên rằng việc thay thế nhiên liệu sinh học bằng khí tự nhiên làm nhiên liệu đốt trong các khu dân cư sẽ cung cấp một giải pháp cải thiện chất lượng không khí tại thủ đô và cho các chính sách giảm thiểu ô nhiễm trong tương lai.

Theo Zing
TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.