Phát hiện loài lưỡng cư lớn nhất thế giới

(Ngày Nay) - Một con kỳ giông khổng lồ từng sống trong Sở thú London và sau đó được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên đại diện cho một loài mới có thể là loài lưỡng cư lớn nhất thế giới.
Phát hiện loài lưỡng cư lớn nhất thế giới

Phát hiện này là một phần của một khám phá lớn hơn về sự đa dạng của kỳ giông khổng lồ Trung Quốc, từ đó giúp phân nhánh 3 loài kỳ giông từ 1 loài như trước đây. Một nghiên cứu chi tiết về loài kỳ giông mới được công bố hôm thứ Hai trên tạp chí Ecology and Evolution.

Kỳ giông khổng lồ từng sống trên khắp miền trung, miền nam và miền đông Trung Quốc. Loài Andrias davidianus, được gọi là kỳ giông khổng lồ Trung Quốc, đạt chiều dài 1,1 m và nặng gần 50 kg, tuy nhiên quần thể loài này sống ngoài tự nhiên đang ngày càng suy giảm về số lượng.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu 17 mẫu vật từ các viện bảo tàng và mẫu mô từ kỳ giông hoang dã và khám phá ra Andria sligoi, kỳ giông khổng lồ Nam Trung Quốc - mặc dù mẫu vật đã nằm trong một bảo tàng suốt 74 năm.

Trong những năm 1920 và 30, khi con kỳ giông này vẫn còn sống, nó được nuôi ở Sở thú của Hiệp hội Động vật học London trong 20 năm. Vào thời điểm đó, nó được coi là một con kỳ giông bất thường và không phải một loài mới.

Nghiên cứu mới xác nhận nó khác với các "họ hàng" của mình và đại diện cho một loài lưỡng cư lớn nhất thế giới trong số 8.000 loài và có thể dài tới gần 1,8 m.

Các nhà khoa học cũng chia các loài kỳ giông khổng lồ thành 3 loài: davidianus, sligoi và một loài thứ ba chưa được đặt tên. Loài thứ ba này chỉ được biết đến từ các mẫu mô.

Mỗi loài được phát hiện đều là động vật đặc trưng cho một hệ thống sông hoặc dãy núi khác nhau ở Trung Quốc và chúng rất khác nhau về mặt di truyền.

"Phân tích của chúng tôi cho thấy các loài kỳ giông khổng lồ của Trung Quốc đã phân tách từ 3,1 đến 2,4 triệu năm trước", ông Samuel Turvey, tác giả nghiên cứu chính của Viện Động vật học thuộc Viện Động vật học London, nói. "Lúc này tương ứng với thời kỳ hình thành núi ở Trung Quốc khi cao nguyên Tây Tạng vận động, có thể cô lập quần thể kỳ giông khổng lồ và dẫn đến sự tiến hóa của các loài khác nhau ở các cảnh quan khác nhau".

Trong lịch sử, kỳ giông khổng lồ đã được sử dụng cho mục đích y tế và thực phẩm ở miền nam Trung Quốc, theo nghiên cứu.

"Sự suy giảm số lượng kỳ giông khổng lồ Trung Quốc hoang dã rất thảm khốc, chủ yếu là do sự khai thác quá mức gần đây do nhu cầu thực phẩm", ông Turvey nói. "Chúng tôi hy vọng rằng hiểu biết mới về sự đa dạng loài của chúng có thể giúp bảo tồn loài này".

Loài kỳ giông khổng lồ Trung Quốc đã được Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên liệt vào danh sách cực kỳ nguy cấp. Nuôi trồng và khai thác quá mức đã dẫn đến việc kỳ giông chỉ được tìm thấy tại 4 trong số 97 địa điểm trên khắp Trung Quốc. Những con kỳ giông thường được chuyển đến các trang trại cũng như vì lý do bảo tồn.

Sở thú London hiện là nơi sinh sống của 4 con kỳ giông khổng lồ, sau khi các nhà chức trách phát hiện chúng bị buôn lậu sang Anh từ năm 2016.

Theo CNN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.
Viện Tim TP Hồ Chí Minh
Trang web của Viện Tim TP Hồ Chí Minh bị tấn công lấy số khám bệnh
(Ngày Nay) - Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chiều 27/3, cho biết, trang web lấy số khám bệnh Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh đã bị hacker tấn công gây nên tình trạng gia tăng đột biến số lượt đăng ký khám bệnh. Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc và chưa ghi nhận rò rỉ thông tin người bệnh ra bên ngoài.