Phát thải cacbon toàn cầu giảm chưa từng thấy trong đại dịch Covid-19

Phát thải carbon toàn cầu giảm đến 17% trong thời gian cả thế giới như ngừng hoạt động do Covid-19, nhưng cũng chẳng thay đổi được gì.
Đèn đêm ở Vũ Hán, Trung Quốc, cho thấy sự khác biệt trong hoạt động của con người vào khoảng cuối tháng 1, đầu tháng 2/2020, khi Covid-19 lây lan khắp thành phố này.
Đèn đêm ở Vũ Hán, Trung Quốc, cho thấy sự khác biệt trong hoạt động của con người vào khoảng cuối tháng 1, đầu tháng 2/2020, khi Covid-19 lây lan khắp thành phố này.

Đó mới chỉ là khởi đầu, chúng ta cần tiếp tục giảm phát thải carbon trong 30 năm tới nữa.

Một nghiên cứu vừa được công bố ngày 19/5 trên tạp chí Biến đổi Khí hậu tự nhiên cho biết kể từ đầu tháng 4 đến nay, phát thải CO2 toàn cầu giảm 17% so với mức năm 2019.

Mức giảm này chủ yếu do giao thông đường bộ và các ngành công nghiệp đình trệ trong thời gian nghỉ chống dịch, nhưng có thể chỉ là giảm tạm thời. Khi các biện pháp phong tỏa và giãn cách được dỡ bỏ, các hoạt động kinh tế xã hội trở lại bình thường thì đến cuối năm nay lượng phát thải sẽ tăng trở lại gần bằng năm 2019, và nồng độ CO2 trong khí quyển lại tăng lên, hành tinh của chúng ta lại tiếp tục xu hướng ngày càng ấm lên.

Ông Richard Betts, người phụ trách nghiên cứu tác động khí hậu của Trung tâm Hadley thuộc Cơ quan Khí tượng Anh, nói rằng mặc dù việc này có thể dẫn đến lượng giảm phát thải lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II nhưng cũng chỉ là một phần rất nhỏ trước toàn bộ tiến trình tích tụ CO2 trong khí quyển, “giống như chúng ta đang xả nước vào bồn tắm và vặn nhỏ vòi nước một chút chứ không tắt hẳn và do đó nước vẫn tiếp tục dâng lên, chỉ là không nhanh như trước thôi. Để ngăn không cho nước tràn khỏi bồn, chúng ta cần khóa hẳn vòi nước lại.”

Trong nghiên cứu nói trên, các nhà nghiên cứu đã phân tích các biện pháp đóng cửa của 69 nước gây ra 97% lượng phát thải CO2 toàn cầu. Họ xem xét dữ liệu của 6 lĩnh vực kinh tế chủ chốt: vận tải đường bộ, vận tải hàng không, điện, công nghiệp, các tòa nhà công cộng và nhà ở dân cư, để ước tính những thay đổi trong phát thải hàng ngày của từng lĩnh vực từ tháng 1 đến tháng 4/2020, so với cùng kỳ năm 2019.

Lượng giảm phát thải nhiều nhất xảy ra do giảm giao thông bằng ô tô con, xe buýt và xe đầu kéo, chiếm khoảng 43% tổng lượng giảm phát thải. Lượng giảm trong ngành điện và công nghiệp cũng chiếm khoảng 43%.

Đồng tác giả nghiên cứu, ông Pep Canadell, nghiên cứu viên của Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối Thịnh vượng chung (CSIRO) ở Úc, nhận định giảm phát thải năm 2020 nhiều nhất là ở Trung Quốc, tiếp theo là Mỹ, rồi đến châu Âu và Ấn Độ. Mức giảm trong ngày cao nhất 17% xảy ra vào ngày 7/4, khi Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và hầu hết các nước phát thải nhiều carbon đều đang đồng thời áp dụng các biện pháp đóng cửa ở mức cao.

Một số nước có mức giảm phát thải ngày lên đến 26%. Tuy nhiên, phần lớn các lượng giảm này đã nhanh chóng biến mất mà không giữ được lâu. Nhóm nghiên cứu ước tính rằng nếu đến giữa tháng 6, hoạt động kinh tế trở lại ở mức như trước đây thì tổng phát thải toàn cầu có thể sẽ giảm trung bình 4% vào cuối năm 2020. Nếu một số nơi vẫn tiếp tục áp dụng biện pháp đóng cửa ở mức nào đó cho đến cuối năm thì phát thải trung bình có thể giảm khoảng 7% so với năm ngoái.

Ông Joeri Rogelj, giảng viên về biến đổi khí hậu ở Trường đại học Hoàng gia London, không tham gia vào nghiên cứu nói trên, thì nhận định rằng mức giảm phát thải trong 1 tháng vừa qua dù có ở mức kỷ lục nhưng hoàn toàn không có gì đáng kể xét về toàn diện mức độ ảnh hưởng đến khí hậu, mà có khi còn là điều tồi tệ. Các chính phủ đang công bố các biện pháp kích thích kinh tế và có một nguy cơ rất cao là nếu thiển cận thì các biện pháp này sẽ dẫn đến việc tiền được đổ vào các ngành gây ô nhiễm cao.

Còn Giáo sư về lĩnh vực khí hậu học của Trường đại học Hoàng gia London, ông Mark Maslin, thì nói rằng nếu chúng ta phải giới hạn mức độ ấm lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C thì chúng ta cần cắt giảm phát thải toàn cầu tối thiểu 7%/ năm trong vòng 30 năm tới.

Đại dịch vừa qua cho thấy những biến đổi lớn về cơ cấu giao thông vận tải và các hệ thống năng lượng cần thiết cho hoạt động của con người và ảnh hưởng quan trọng của các lĩnh vực này đối với sự biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Theo Dân Trí
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.