Phóng tàu Crew Dragon ngày 27/5 – kỷ nguyên mới của hàng không vũ trụ

Nước Mỹ ngày 27/5 quay trở lại vũ trụ trên con tàu của chính họ, nhưng ý nghĩa của chuyến bay này còn vượt xa những khái niệm về lòng yêu nước.
Hai phi hành gia của NASA, Bob Behnken, trái, và Doug Hurley làm quen tàu Crew Dragon, phi thuyền sẽ đưa họ đến Trạm vũ trụ quốc tế như một phần trong Chương trình Phi hành đoàn Thương mại (CCP) của NASA.
Hai phi hành gia của NASA, Bob Behnken, trái, và Doug Hurley làm quen tàu Crew Dragon, phi thuyền sẽ đưa họ đến Trạm vũ trụ quốc tế như một phần trong Chương trình Phi hành đoàn Thương mại (CCP) của NASA.

Gần 9 năm sau khi phi hành gia Doug Hurley lái tàu con thoi Atlantis trên chuyến bay cuối cùng của Chương trình Tàu con thoi NASA, anh một lần nữa chuẩn bị bước vào một trong những vụ phóng tàu vũ trụ quan trọng nhất trong lịch sử Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ.

Sự kiện lịch sử

Hurley và người đồng hành Bob Behnken dự kiến sẽ rời Trái Đất vào ngày 27/5 (theo giờ Bờ Đông Mỹ) trong một chuyến bay thử nghiệm tới Trạm Vũ trụ Quốc tế, trên tàu Crew Dragon của công ty tư nhân Mỹ SpaceX. Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2011, các phi hành gia được bay vào không gian từ lãnh thổ Mỹ và bằng các tên lửa, tàu vũ trụ do Mỹ sản xuất.

Nhưng ý nghĩa của chuyến bay còn vượt xa quan niệm về lòng yêu nước. Giới chức NASA cho rằng vụ phóng có thể mở ra một kỷ nguyên mới của hàng không vũ trụ: Kể từ nay các chuyến bay vào không gian bao la sẽ dựa vào các công ty tư nhân chứ không phải vào chính phủ.

Quản trị viên của NASA, ông Jim Bridenstine đầu tháng 5 này phát biểu: “Với tư cách một quốc gia, chúng tôi đã không tiếp cận Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trong suốt 9 năm. Đây là một sự kiện vô cùng hứng khởi”.

Trong 9 năm qua, NASA đã trao các hợp đồng béo bở cho các công ty tư nhân như SpaceX và Boeing nhằm tiếp quản những chuyến bay thường xuyên đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Và sự kiện phóng tàu Crew Dragon ngày 27/5 là một bước quan trọng theo hướng đi đó. Đây sẽ là lần đầu tiên một phương tiện được chế tạo mang mục đích thương mại đưa phi hành gia NASA lên quỹ đạo Trái đất và là lần đầu tiên SpaceX đưa người lên trạm vũ trụ.

Phóng tàu Crew Dragon ngày 27/5 – kỷ nguyên mới của hàng không vũ trụ ảnh 1

Tên lửa đẩy Falcon 9 đang được lắp đặt tại bãi phóng. Ảnh: AP

NASA đã cho nghỉ hưu đội tàu con thoi mang tính biểu tượng của mình vào năm 2011 sau 135 chuyến bay. Kể từ đó, cơ quan này đã dựa vào mối quan hệ hợp tác với Roscosmos, Cơ quan Vũ trụ Nga, để đưa các phi hành gia Mỹ đến ISS, với chi phí phải trả là trên 80 triệu USD cho mỗi ghế. Nhưng với sự kiện Crew Dragon, NASA có thể sớm có các lựa chọn khác.

“Vụ phóng này là bước tiếp theo của chúng tôi nhằm tăng cường sự hiện diện của người Mỹ trên trạm quỹ đạo”, ông Kirk Shireman, Giám đốc chương trình ISS của NASA, cho biết.

Crew Dragon, đỉnh cao của SpaceX

Hai nhà du hành Behnken và Hurley dự kiến sẽ cất cánh lúc 16h33 (theo giờ Bờ Đông Mỹ) từ bãi phóng 39A, Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Mũi Canaveral, bang Florida.

SpaceX sẽ sử dụng chính bệ phóng được chế tạo trước đây để phóng tên lửa Saturn V phục vụ một chương trình quan trọng khác trong lịch sử NASA là đưa các phi hành gia Mỹ lên Mặt trăng trong các sứ mạng tàu Apollo. Lần này, tên lửa đẩy được sử dụng là Falcon 9 cũng do SpaceX chế tạo.

Nếu vụ phóng thành công, hai phi hành gia sẽ bay khoảng 19 giờ quanh Trái đất trước khi tới Trạm Vũ trụ Quốc tế lúc 11h29 ngày 28/5 (giờ Bờ Đông Mỹ).

Phóng tàu Crew Dragon ngày 27/5 – kỷ nguyên mới của hàng không vũ trụ ảnh 2

Tàu Crew Dragon, phương tiện sẽ đưa hai phi hành gia NASA tiếp cận trạm ISS trong ngày 28/5 (giờ Mỹ). Ảnh: AP

Đối với SpaceX, sự kiện phóng tàu Crew Dragon là đỉnh cao của 6 năm nỗ lực phát triển một tàu vũ trụ mới. Công ty có trụ sở tại California, được thành lập bởi doanh nhân công nghệ Elon Musk, đã thiết kế khoang phi hành đoàn Crew Dragon theo hợp đồng với Chương trình Phi hành đoàn Thương mại (CCP) của NASA.

Trước đó, các phiên bản không người lái của tàu Dragon đã đưa hàng hoá và các vật tư khác lên ISS từ năm 2012. Lần phóng này sẽ là lần đầu tiên Crew Dragon thực hiện hành trình với các phi hành gia trên tàu.

Những hợp đồng tỉ đô

NASA đã trao cho SpaceX hơn 3 tỉ USD để phát triển tàu Crew Dragon và chuyến bay ngày 27/5 sẽ là cột mốc quan trọng cuối cùng của công ty tư nhân này nhằm chứng minh rằng Dragon có thể vận chuyển con người đến và rời ISS một cách an toàn.

Trong Chương trình Phi hành đoàn Thương mại, NASA cũng đã cung cấp tài chính cho đối thủ của SpaceX là Boeing, để phát triển một tàu vũ trụ được gọi là Starliner CST-100. Vào tháng 12/2019, Boeing đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm không người lái của Starliner, nhưng một trục trặc xảy ra đã ngăn tàu bay tới quỹ đạo thích hợp để lắp ghép với trạm ISS.

Phóng tàu Crew Dragon ngày 27/5 – kỷ nguyên mới của hàng không vũ trụ ảnh 3

Tên lửa Falcon 9, với tàu Crew Dragon gắn trên mũi, được nâng lên vị trí thẳng đứng trên bệ phóng Launch Complex 39A ngày 21/5/2020, tại Trung tâm vũ trụ Kennedy, bang Florida. Ảnh: NASA

Thông thường, NASA sẽ tổ chức vụ phóng lịch sử của Crew Dragon như một sự kiện trọng đại, nhưng vì đại dịch COVID-19, cơ quan này đã yêu cầu người dân không đổ tới Trung tâm vũ trụ Kennedy và các bãi biển lân cận để xem tàu rời bệ phóng. Thay vào đó, NASA đề xuất những người yêu thích hàng không vũ trụ chứng kiến sự kiện trên truyền hình hoặc qua livestream trên Internet

Gwynne Shotwell, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của SpaceX, cho biết sự kiện phóng tàu vũ trụ lần này của SpaceX là một bước đệm quan trọng cho ngành công nghiệp vũ trụ thương mại, nhưng cũng là bước đệm cho tham vọng lớn hơn của công ty. Mặc dù đây chỉ là một chuyến bay thử nghiệm, nhưng một sứ mạng thành công sẽ đặt nền móng cho hoạt động du hành vũ trụ mang tính thương mại vượt ra ngoài ISS để vào sâu hơn trong vũ trụ.

“Chúng tôi được thành lập vào năm 2002 để đưa mọi người lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp, Mặt trăng, sao Hỏa và NASA chắc chắn sẽ làm được điều đó”, ông Shot Shotwell tin tưởng.

Theo Báo Tin tức
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.