Robot gia nhập cuộc chiến chống COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ấn Độ - quốc gia có số ca mắc COVID-19 cao thứ hai thế giới đã bắt đầu cho phép một số ít bệnh viện sử dụng robot để kết nối bệnh nhân với người thân của họ và hỗ trợ nhân viên y tế.
 Robot Mitra có nhiệm vụ sàng lọc người ra vào Bệnh viện Fortis ở Bangalore. Ảnh: CNN
Robot Mitra có nhiệm vụ sàng lọc người ra vào Bệnh viện Fortis ở Bangalore. Ảnh: CNN

Công ty Invento Robotics có trụ sở tại thành phố Bangalore đã thiết kế 3 robot để thực hiện các nhiệm vụ từ khử trùng bề mặt đến trả lời các câu hỏi của bệnh nhân và cho phép tư vấn video với bác sĩ.

Trong số 8 mẫu robot mà công ty đã triển khai cho đến nay, mô hình phổ biến nhất là Mitra (có nghĩa là "bạn" trong tiếng Hindi) và có giá khoảng 10.000 USD. Sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, Mitra có thể ghi nhớ tên và khuôn mặt của những bệnh nhân mà nó đã tương tác.

Mitra có thể đi lang thang trong bệnh viện, giúp bệnh nhân kết nối với gia đình và bác sĩ thông qua camera và màn hình video gắn trước ngực.

Ông Balaji Viswanathan, Giám đốc điều hành của Invento Robotics, cho biết: “Mitra có thể là trợ lý của y tá hoặc bác sĩ, đọc các chỉ số quan trọng, nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc”.

Bệnh viện Yatharth ở thành phố Noida, miền bắc Ấn Độ, đã triển khai hai robot Mitra - một ở cửa ra vào để sàng lọc người ra vào và một trong phòng chăm sóc đặc biệt.

"Robot Mitra đảm nhận nhiệm vụ giữ liên lạc giữa bệnh nhân và người nhà, giúp mọi người duy trì được kết nối với nhau", giám đốc bệnh viện Kapil Tyagi cho biết. “Các bệnh nhân cảm thấy vui vẻ và tích cực bất cứ khi nào robot Mitra đến thăm họ".

Ông Viswanathan cho biết công ty Invento Robotics sử dụng công nghệ "bảo mật tốt nhất" cho nguồn cấp dữ liệu video giữa bác sĩ, bệnh nhân và gia đình của họ.

Robot gia nhập cuộc chiến chống COVID-19 ảnh 1

Mitra giúp cải thiện tinh thần cho các bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: CNN

Viswanathan và vợ Mahalakshmi Radhakrushnun chuyển đến Bangalore vào năm 2016 từ Boston, Mỹ, nơi ông đang hoàn thành chương trình Tiến sĩ về tương tác với người máy. Cặp đôi này muốn kết hợp kinh nghiệm của mình để tạo ra những con robot giúp cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện và nhà dưỡng lão, nhưng họ gặp không ít khó khăn trong việc tìm khách hàng.

Để khởi đầu, họ cung cấp robot cho các ngân hàng, bao gồm HDFC của Ấn Độ và Standard Chartered ở Qatar, những người máy này có thể xác định khách truy cập, in thẻ và ghi nhận phản hồi của khách hàng.

“Hai năm trước, không có nhiều cơ hội để robot tham gia mảng y tế. Khi đại dịch bùng phát, các bệnh viện cuối cùng đã hiểu chúng tôi đang nói về điều gì", ông Viswanathan nói.

Ấn Độ đã có hơn 8 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 120.000 ca tử vong. Các bệnh viện đã phải vật lộn để đối phó với số lượng bệnh nhân khổng lồ và Invento không phải là công ty robot duy nhất đang hoạt động trên thị trường.

Công ty Milagrow Robotics chuyên về robot dọn dẹp nhà cửa, nhưng đã triển khai 5 robot lau nhà đến các bệnh viện Ấn Độ trong thời gian xảy ra đại dịch, trong khi công ty Asimov Robotics có trụ sở tại Kerala đã sáng chế ra một robot để phân phát thuốc và chăm sóc bệnh nhân.

Ông Viswanathan cho biết việc sản xuất robot trong thời kỳ đại dịch là một thách thức lớn.

Khi Ấn Độ bắt đầu phong tỏa toàn quốc vào tháng 3, các doanh nghiệp không thiết yếu đóng cửa và công ty công nghệ lâm vào cảnh thiếu hụt nguyên liệu từ các nhà cung cấp, khiến họ phải ngừng sản xuất cho tới khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ.

Theo CNN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.