Sáng tỏ bí ẩn những quầng sáng ma quái trên biển

Các nhà khoa học cuối cùng đã giải mã được bí ẩn 60 năm mang tên "halo", tức là những quầng sáng xuất hiện rải rác trên biển, trong những bức ảnh chụp trái đất từ không gian.

Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi bà Elizabeth Madin tại Viện Sinh học biển Hawaii (Mỹ) cuối cùng đã tìm ra sự thật về những quầng sáng halo kỳ lạ và ma quái từng làm giới khoa học đau đầu từ 60 năm trước.

Sáng tỏ bí ẩn những quầng sáng ma quái trên biển ảnh 1

Các halo hiển thị trong những bức ảnh chụp từ không gian như những quần sáng ma quái và bí ẩn đang lênh đênh giữa biển - ảnh: CNES

Các halo xuất hiện một cách khó hiểu trong những bức ảnh vệ tinh chụp trái đất từ vũ trụ. Chúng rải rác ở những vùng biển không quá xa bờ, tỏa ánh sáng kỳ ảo. Mặc dù từ lâu người ta đã cố tìm đến và phát hiện đó là những vòng cát trần nằm giữa tảo và rong biển, bao quanh các rạn san hô. Tuy nhiên, cách mà nó xuất hiện bí ẩn giữa biển vẫn là câu đố hàng thập kỷ.

Sáng tỏ bí ẩn những quầng sáng ma quái trên biển ảnh 2

Cận cảnh một số quầng sáng "halo" nằm kề cận nhau - ảnh: NASA

Từ những năm 1960, một lý thuyết kỳ thú gọi là giả thuyết grazer đặt ra rằng quầng sáng có thể được tạo ra bởi các sinh vật đói sống trong các rạn san hô. Để tự bảo vệ mình khỏi động vật săn mồi trong vùng nước mở xung quanh, nhím biển và các loài cá ăn thực vật đã dùng tảo làm lá chắn, dần dần xây nên bức tường vây bọc bằng cây cỏ biển và cát. Tuy nhiên, suốt hàng thập kỷ, không ai quan sát hay xác minh được giả thuyết trên.

Sáng tỏ bí ẩn những quầng sáng ma quái trên biển ảnh 3

Một bức ảnh cận cảnh "halo" khác - ảnh: Digital Globe

Nhóm nghiên cứu lần này đã lao vào cuộc giải mã kéo dài nhiều năm bằng cách thiết lập hàng loạt các camera bao quanh một rạn san hô lớn gần đảo Heron (Úc).

Kết quả, họ không chỉ xác nhận được "giả thuyết grazer" tồn tại gần 6 thập kỷ là đúng, mà còn nhận ra các halo là báo cáo sức khỏe của các rạn san hô, mà con người có thể theo dõi từ không gian.

Ở các vùng biển ít bị con người săn bắt cá và làm ô nhiễm, các halo thường nhỏ hơn và nhiều hơn. Không bị con người tấn công, nhiều sinh vật nhỏ ăn thực vật khỏe mạnh, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều "ngôi nhà tập thể" mang tên halo tồn tại trong vùng biển đó. Các sinh vật ăn thịt to lớn cũng không bị đánh bắt, dẫn đến các chú cá nhỏ buộc phải giam mình trong những halo nhỏ để bảo vệ mình tốt hơn, thay vì cả gan tiến xa ra vùng nước mở và tạo ra những halo lớn.

Theo Người Lao động
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.