Tác giả công trình nghiên cứu gen người Việt phải khóa bình luận trên Facebook

Chính các nhà nghiên cứu cũng bất ngờ khi phát hiện hệ gen của người Việt rất giống hệ gen người Thái và khác xa hệ gen của người Hán ở phía Bắc.
Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt”, GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm.
Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt”, GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm.

Được tạp chí di truyền quốc tế uy tín Human Mutation xác nhận và công bố, song “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt” do các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc - Công nghệ gen Vinmec (VRISG) đang khiến dư luận trong nước “tranh cãi” với những quan điểm trái chiều.

Chính các nhà nghiên cứu cũng bất ngờ khi phát hiện hệ gen của người Việt rất giống hệ gen người Thái và khác xa hệ gen của người Hán ở phía Bắc. Kết quả này khi công bố đã tạo ra dư luận trái chiều. Bên cạnh những ý kiến thể hiện ngạc nhiên, là những ý kiến “tiêu cực” - thậm chí khiến Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt”, GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm phải “khóa bình luận” trên mạng xã hội Facebook.

Hệ gen đặc biệt của người Việt

GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm cho biết, có những phản ứng tiêu cực sau khi “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt” được công bố. “Nhiều người cho rằng người Việt nguồn gốc người Hán (từ Trung Quốc xuống). Nhiều bạn trẻ vẫn “mặc định” như vậy, tạo ra một cuộc tranh cãi trên mạng xã hội Facebook. Tôi có vào trang của một số bạn phản đối để tìm hiểu, thì thấy có những bạn rất cực đoan. Họ phản đối, thậm chí dùng lời lẽ khiếm nhã, có những ý kiến không được tích cực. Tôi đã phải khóa bình luận trên Facebook”, TS. Nguyễn Thanh Liêm nói.

Tranh cãi bắt nguồn từ kết quả nghiên cứu cho thấy, 700.000 đột biến gen chỉ có ở người Việt Nam mà không có ở các quần thể khác. Đây là một phát hiện bất ngờ và thú vị, bởi khi so sánh với các cộng đồng xung quanh, hệ gen người Việt Nam khá gần gũi với hệ gen của người Thái, nhưng rất khác so với hệ gen của người Hán, đặc biệt là người Hán ở phía Bắc Trung Quốc.

“Hệ gen của người Việt “nằm cạnh” hệ gen của người Hán (hay người Hoa) ở phía Nam Trung Quốc. Nó cũng có sự giao thoa, nhưng đặc biệt là sự chống lấn rất ít. Đây là điểm khá bất ngờ và thú vị. Với chúng tôi, kết quả này rất “kỳ lạ”, khi trải hàng nghìn năm nhưng người Việt vẫn giữ được ngôn ngữ riêng và giữ được bộ gen khác biệt. Đó giống với sức sống mãnh liệt của người Việt”, TS. Nguyễn Thanh Liêm cho biết.

TS. Nguyễn Thanh Liêm và nhóm nghiên cứu tin tưởng về lĩnh vực y sinh, kết quả này sẽ là cơ sở tham chiếu đầy đủ nhất từ trước đến nay về hệ gen người Việt.

Những hoài nghi với “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt”

Nhóm các nhà khoa học ban đầu đi theo “Nghiên cứu phổ đột biến gen của trẻ em bị tự kỷ tại Việt Nam”. TS. Nguyễn Thanh Liêm xác nhận rằng, xuất phát điểm của nghiên cứu không phải với mục đích so sánh hệ gen người Việt với người Hán.

“Kết quả này nằm ngoài mục đích ban đầu và là kết quả bất ngờ. Khi đã có kết quả, chúng ta đương nhiên phải tận dụng kết quả để nghiên cứu sâu thêm”, ông Liêm nói.

Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 305 người Kinh khỏe mạnh, có ít nhất 3 đời là người Kinh, không có tiền sử bệnh di truyền và không có quan hệ huyết thống tham gia.

Theo Phó GS.TS. Lê Sỹ Vinh, Giảng viên Đại học Quốc gia - một thành viên của nhóm nghiên cứu, đã có ý kiến cho rằng số mẫu này quá nhỏ không thể đại diện cho cả một quần thể.

“Tôi đã tham khảo các công bố gen trên thế giới, trong đó các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các quần thể dựa trên hệ gen người. Nghiên cứu liên quan tới 1.928 người châu Á của 73 quần thể người châu Á và lấy mẫu 26 cá thể trong 1 quần thể. Hệ gen của mỗi người có sự kết hợp của hệ gen của cả các thế hệ tổ tiên. Do đó, khi phân tích một hệ gen chỉ cần một số lượng cá thể vừa phải vẫn có đủ kết quả đáng tin cậy. Nghiên cứu này có số mẫu cá thể tương đối lớn, với 60 cá thể trên một quần thể, phù hợp để có kết quả đáng tin cậy”, ông Vinh khẳng định.

Ông Lê Sỹ Vinh cho biết thêm, cơ sở này không phải dữ liệu của người bệnh. Đây là cơ sở dữ liệu của người khỏe. Để nghiên cứu hết về bệnh phải tiến tới được y học cá thể hóa.

Khi được hỏi về “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt” đang gây tranh cãi, PGS.TS. Trần Huy Thịnh, Phó Trưởng Bô môn Hóa-Sinh, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gen - Protein, Đại học Y Hà Nội nêu quan điểm rằng, kết quả khi quá tương đồng hay quá khác biệt cũng gây ra tác động tới xã hội, nhất là khi 2 chủng tộc ở cạnh nhau, rất gần nhau lại có phân tích hệ gen hoàn toàn khác biệt sẽ gây hoài nghi và không lý giải được hết.

“Có những công bố nói rằng gen người Việt khác hoàn toàn gen người Hán ở sát bên cạnh. Đó là thông tin về mặt khoa học. Hiện nay, nghiên cứu này mới chỉ là kết quả mang tính chất bước đầu và chỉ trả lời một số câu hỏi về bộ gen. Việc chúng ta tìm hiểu thông tin, phải đứng ở nhiều góc cạnh khác nhau để nhìn nhận mới mang tính chất đầy đủ”, ông Trần Huy Thịnh nói.

PGS.TS. Trần Huy Thịnh cũng cho rằng, việc áp dụng kết quả này vào phát triển khoa học kỹ thuật nói chung và y học nói riêng vẫn cần phải có nhiều nghiên cứu mang tính chất sâu hơn, rộng hơn với cỡ mẫu lớn hơn, để xây dựng một cơ sở dữ liệu Big Data về đặc điểm gen của người Việt.

Theo VOV
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.