Tê giác Java thích thú đầm minh trong bùn

(Ngày Nay) - Mới đây, các nhà bảo tồn động vật tại Indonesia đã ghi lại được cảnh một con tê giác quý hiếm đang vui vẻ lăn lộn trong bãi bùn lầy tại vùng cực tây đảo Java.
Tê giác Java thích thú đầm minh trong bùn

Đoạn phim, được ghi lại bởi một camera ẩn tại công viên quốc gia Ujung Kulon, đã được chia sẻ hơn 12.000 lần và cho thấy một con tê giác đực khoảng 7 tuổi đang lăn tròn trong một vũng bùn dưới chân thác.

Bộ trưởng Môi trường Indonesia Siti Nurbaya Bakar đã đăng tải lại đoạn phim này lên mạng xã hội Twitter, và giải thích rằng tắm bùn giúp tê giác điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và bảo vệ da khỏi ký sinh trùng và côn trùng.

Loài tê giác Java, từng sinh sống ở phía đông bắc Ấn Độ và Đông Nam Á, là một trong những loài tê giác bị đe dọa nhiều nhất. Hiện chỉ có 72 con tê giác Java còn lại trong tự nhiên, bao gồm 39 con đực và 33 con cái.

"Hãy tiếp tục theo dõi và yêu thương tê giác", Bộ trưởng Bakar cho biết. "Hãy chăm sóc và yêu thương chúng như cách chúng ta chăm sóc và yêu thương Indonesia".

Các nhà bảo tồn và nghiên cứu từ Quỹ Động vật hoang dã Thế giới và Viện Tài nguyên Thế giới ở Indonesia cho biết rằng chính phủ nên tăng cường giám sát công viên quốc gia Ujung Kulon và khuyến khích các nỗ lực phát triển môi trường sống cho các loài cực kỳ nguy cấp như tê giác.

Dân số của tê giác đã suy giảm rất nhiều chủ yếu do nạn săn trộm bất hợp pháp và nhu cầu trao đổi và mua bán sừng tê giác từ chợ đen.

Theo Reuters
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.