Thí nghiệm kháng thể Sars-CoV-2 trên lạc đà

(Ngày Nay) - Một con lạc đà không bướu tại Bỉ có thể nắm giữ chìa khóa để tạo ra một kháng thể trung hòa virus gây ra COVID-19.


Thí nghiệm kháng thể Sars-CoV-2 trên lạc đà

Một nhóm các nhà khoa học Mỹ và Bỉ đã thử nghiệm điều chế kháng thể với virus corona trên cơ thể một con lạc đà không bướu, tuy nhiên sẽ nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng để xem liệu nó có thể được sử dụng ở người để điều trị Covid-19 hay không, 

Đối tượng chính của nghiên cứu, lạc đà Winter, 4 tuổi và sống trong một trang trại được điều hành bởi Viện Công nghệ sinh học Vlaams của Đại học Ghent (Bỉ).

Ông Jason McLellan, từ Đại học Texas ở Austin và là đồng tác giả của nghiên cứu, đã mô tả đây là một trong những kháng thể đầu tiên được biết đến để vô hiệu hóa virus Sars-CoV-2.

"Với các liệu pháp kháng thể, chúng tôi đang trực tiếp cho ai đó các kháng thể giúp miễn dịch và bảo vệ cơ thể. Các kháng thể cũng có thể được sử dụng để điều trị cho những người đã mắc bệnh để giảm bớt các triệu chứng nghiêm trọng", ông McLellan nói.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về các loại virus như SARS và MERS trong nhiều năm qua.

Vào năm 2016, họ đã tiêm virus gây ra SARS và MERS vào lạc đà Winter với hy vọng phát triển một phương pháp điều trị các bệnh này.

"Tôi từng nghĩ rằng đây chỉ là một dự án nhỏ", ông Dorien De Vlieger đến từ Đại học Ghent ở Bỉ, người đã giúp phân lập kháng thể chống lại virus corona từ lạc đà không bướu. "Bây giờ tác động của dự án này trở nên lớn hơn tôi có thể mong đợi".

Hệ thống miễn dịch của lạc đà tạo ra hai loại kháng thể khi phát hiện mầm bệnh, một loại tương tự như kháng thể người và một loại có kích thước nhỏ hơn.

Các kháng thể được tạo ra bởi lạc đà Winter được cho là có hiệu quả trong việc tìm ra cấu trúc phân tử của protein dằm của virus SARS, cho phép nó liên kết với các tế bào của con người.

Năm nay, họ quyết định thử nghiệm các kháng thể mà Winter đã tạo ra trong thí nghiệm SARS để xem liệu nó có thể chứng minh hiệu quả chống lại COVID-19 hay không.

Loại kháng thể nhỏ hơn được tạo ra bởi lạc đà Winter, được gọi là kháng thể đơn vực hoặc nanobody, có thể được sử dụng trong ống hít inhaler, theo Daniel Wrapp từ Đại học Texas, đồng tác giả nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu đang chuẩn bị cho nhiều thí nghiệm hơn với chuột đồng hoặc linh trưởng để thử nghiệm thêm kháng thể, trước khi đưa nó vào thử nghiệm trên người.

Theo SCMP
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.