Trái Đất sẽ hứng chịu vụ nổ khủng khiếp vào tháng 6/2019?

Một số nhà khoa học cảnh báo một vụ nổ tương tự vụ nổ bí ẩn Tunguska năm 1908 có thể sẽ xảy ra vào tháng 6/2019.
Trái Đất sẽ hứng chịu vụ nổ khủng khiếp vào tháng 6/2019?

Tháng 6/1908, một vật thể có kích thước bằng tòa chung cư lao vào khí quyển Trái Đất, phát nổ trên không trung trước khi rơi xuống vùng Siberia, Nga. Sự kiện này được gọi là Tunguska đã quét sạch cây cối và động vật trên diện tích hơn 2.000km².

Rất may vật thể rơi xuống khu vực thưa dân nên không ghi nhận thương vong. Dù vậy, nó vẫn là vụ nổ có sức công phá lớn nhất từ trước đến nay và cũng là bí ẩn thách thức các nhà khoa học trong 100 năm qua. Chưa ai xác định vật thể này là thiên thạch hay sao chổi. 

Một giả thiết được đặt ra, nó có thể là Beta Taurid, trận mưa sao băng thường xuất hiện vào ban ngày tháng 6.

Theo nghiên cứu mới đây của nhà vật lý Mark Boslough tới từ Phòng thí nghiệm Los Alamos, Mỹ, dáng đổ của cây trong sự kiện Tunguska phù hợp với kết luận rằng vật thể trong vụ nổ này tới từ cùng một khu vực mà sao băng Taurid di chuyển.

Trái Đất sẽ hứng chịu vụ nổ khủng khiếp vào tháng 6/2019? ảnh 1

Vụ nổ Tunguska có sức công phá tương đương với 15 triệu tấn thuốc nổ TNT, gấp khoảng 1.000 lần trái bom nguyên tử mà quân đội Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. (Ảnh: History Rundown)

Từ đó, ông và một số nhà vật lý khác kêu gọi triển khai một chiến dịch quan sát đặc biệt vào tháng 6/2019 để tìm kiếm các vật thể tương tự vật thể trong vụ Tunguska hoặc lớn hơn trong các cơn mưa sao băng Taurid.

“Nếu vật thể trong vụ nổ Tunguska là một thành viên của Taurid thì có thể tuần cuối cùng của tháng 6/2019 sẽ chứng kiến một vụ va chạm tương tự vụ nổ năm 1908”, ông Boslough và cộng sự trình bày trong bài thuyết trình tại Hiệp hội địa vật lý Mỹ (AGU).

Tuy nhiên, nhóm của Boslough cho rằng kể cả khi xác nhận được sự tồn tại của các vật thể tương tự như trong vụ Tunguska, xác suất nó va vào Trái Đất là không cao bởi vũ trụ rộng lớn và việc "bỏ lỡ nhau khó hơn là va vào nhau".

Nhưng nếu xảy ra, nó sẽ là một thảm họa gây ra hậu quả khôn lường. Mặc dù xác suất gây thương vong là cực kỳ nhỏ nhưng không phải là không thể xảy ra, theo ông Boslough.

Nhà thiên văn học Amy Mainzer của NASA hoan nghênh ý tưởng của Boslough cùng nhóm nghiên cứu. Cô cho biết các nhà khoa học hiện xác định được khoảng hơn 90% các vật thể đủ lớn để gây ra thảm họa quy mô toàn cầu. Trong số này chỉ có 1% có đường kính 40 m, tương tự như vật thể trong vụ va chạm Tunguska.

Theo VTC News
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.