Trung Quốc đã xây dựng sáu trung tâm siêu máy tính quốc gia

Trung Quốc đã xây dựng sáu Trung tâm siêu máy tính quốc gia (NSCC) kể từ năm 2009, đóng vai trò là động lực mới cho sự đổi mới của nước này.
Một hệ thống siêu máy tính ở Trung Quốc. (Nguồn: Analytics India Magazine)
Một hệ thống siêu máy tính ở Trung Quốc. (Nguồn: Analytics India Magazine)

Trung Quốc đã xây dựng sáu Trung tâm siêu máy tính quốc gia (NSCC) kể từ năm 2009, đóng vai trò là động lực mới cho sự đổi mới của nước này.

NSCC ở phía bắc thành phố Thiên Tân - trung tâm siêu máy tính đầu tiên ở Trung Quốc - mới đây đã kỷ niệm 10 năm thành lập.

NSCC tại Thiên Tân đã được Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc thành lập vào tháng 5/2009, sau đó năm trung tâm siêu máy tính khác đã được lập ra lần lượt tại Thâm Quyến, Tế Nam, Trường Sa, Quảng Châu và Vô Tích.

NSCC ở Thiên Tân không chỉ là nơi đặt siêu máy tính petaflop đầu tiên của Trung Quốc, mà còn chịu trách nhiệm phát triển thế hệ siêu máy tính exascale Tianhe-3 mới.

Li Xiang, Phó chủ tịch của Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc, cho biết NSCC Thiên Tân đã thành lập một ngành công nghiệp thông tin tự động hoàn chỉnh bao gồm chip hiệu suất cao, hệ thống kiểm soát tự động, máy chủ và cơ sở dữ liệu hiệu suất cao, thiết lập một mô hình về chuyển đổi thành tựu đổi mới công nghệ. 

"Siêu máy tính đã trở thành một biểu tượng sức mạnh phản ánh khả năng đổi mới của Trung Quốc. Tiếp theo, chúng tôi sẽ kết nối các trung tâm siêu máy tính này và chia sẻ tài nguyên trên toàn quốc," Mei Jianping, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Công nghệ cao và Công nghệ mới của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc nói./.

Theo Vietnamplus
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.