Tỷ phú Elon Musk trình làng chip đọc suy nghĩ con người

(Ngày Nay) - Tỷ phú công nghệ Elon Musk muốn cấy ghép một thiết bị hỗ trợ Bluetooth vào não con người, tuyên bố các thiết bị này có thể kích hoạt khả năng ngoại cảm đọc suy nghĩ và chữa lành chức năng vận động ở những người bị thương.
Tỷ phú Elon Musk trình làng chip đọc suy nghĩ con người

Phát biểu hôm thứ Ba, CEO của Tesla và SpaceX cho biết các thiết bị Neuralink của ông sẽ bao gồm một con chip nhỏ được kết nối với 1.000 dây có chiều rộng bằng 1/10 chiều rộng của một sợi tóc.

Con chip này có cổng USB-C, cùng một bộ chuyển đổi được sử dụng bởi Macbook của Apple và kết nối qua Bluebooth với một máy tính nhỏ đeo trên tai và với điện thoại thông minh, ông Musk nói.

"Nếu muốn gắn thứ gì vào não người, vật đó không nên có kích thước lớn", vị tỷ phú giải thích về kích thước siêu nhỏ của thiết bị.

Neuralink, một công ty khởi nghiệp do Musk thành lập, cho biết các thiết bị này có thể được sử dụng bởi những người tìm kiếm sự tăng cường trí nhớ hoặc bởi các nạn nhân đột quỵ, bệnh nhân ung thư, liệt tứ chi hoặc những người bị khuyết tật bẩm sinh.

Công ty cho biết có tới 10 thiết bị có thể được đặt trong não của bệnh nhân. Các chip sẽ kết nối với một ứng dụng trên iPhone mà người dùng có thể kiểm soát.

Các thiết bị sẽ được cài đặt bởi một robot được xây dựng bởi Neuralink. Musk cho biết robot sẽ được cài vào bên trong đầu bởi một bác sĩ phẫu thuật qua một lỗ khoan có kích thước 2 milimet trong hộp sọ. Phần chip của thiết bị sẽ bịt lỗ trên hộp sọ của bệnh nhân.

"Điều quan trọng là chúng tôi sử dụng chip không dây, do đó sẽ không có sợi dây nào thò ra khỏi đầu bạn", Musk nói thêm.

Các thử nghiệm có thể bắt đầu trước cuối năm 2020, ông Musk cho biết, giống như quy trình phẫu thuật chỉnh mắt Lasik, đòi hỏi phải gây tê cục bộ.

Tỷ phú Elon Musk cho biết dự án mới nhất này là một nỗ lực sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để có ảnh hưởng tích cực đến nhân loại. 

CEO của Tesla đã đầu tư khoảng 100 triệu USD vào Neuralink - công ty có trụ sở tại San Francisco, theo New York Times.

Kế hoạch phát triển cấy ghép máy tính vào con người của Musk bắt nguồn từ những nỗ lực tương tự của Google và Facebook. Nhưng các nhà phê bình không chắc chắn khách hàng nên tin tưởng các công ty công nghệ với dữ liệu được truyền trực tiếp từ não.

"Ý tưởng giao phó cho các doanh nghiệp lớn dữ liệu não bộ của chúng ta sẽ tạo ra sự khó chịu ở mức độ nhất định cho xã hội", ông Daniel Newman, nhà phân tích chính tại Futurum Research và đồng tác giả của cuốn sách Human / Machine, nhận định.

Mặc dù công nghệ này có thể giúp những người bị tổn thương não, "Thu thập dữ liệu từ hoạt động não có thể khiến mọi người gặp rủi ro lớn và có thể được sử dụng để gây ảnh hưởng, thao túng và khai thác chúng", ông Frederike Kaltheuner của tổ chức từ thiện Privacy International cho biết. "Ai có quyền truy cập vào dữ liệu này? Dữ liệu này có được chia sẻ với bên thứ ba không? Mọi người cần có toàn quyền kiểm soát dữ liệu của họ".

Ngành công nghiệp công nghệ thế giới đang nghiên cứu kỹ lưỡng về cách xử lý dữ liệu từ não bộ con người.

Pháp đã phạt công ty mẹ của Google - Alphabet Inc, vào tháng 1 vì vi phạm các quy tắc bảo mật trực tuyến của EU. Facebook được cho là đối mặt với một khoản tiền phạt lớn ở Mỹ về vi phạm quyền riêng tư dữ liệu của khách hàng.

Tesla cũng đã dính các bê bối rò rỉ dữ liệu. Năm 2018, các nhà nghiên cứu tại công ty bảo mật RedLock cho biết bộ lưu trữ đám mây của Tesla đã bị vi phạm để khai thác tiền điện tử.

Theo CNN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.