Vai trò mới của các rạn san hô trong hình thành bộ xương đá vôi CCA?

Nghiên cứu về các loài san hô sẽ kỳ vọng mở ra nghiên cứu mới về gene có thể đóng vai trò trong sự hình thành bộ xương đá vôi CCA.
Rạn san hô Great Barrier tại Australia, ngày 19/4/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Rạn san hô Great Barrier tại Australia, ngày 19/4/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các loài tảo biển tạo ra các rạn san hô sở hữu một cấu trúc phân tử độc đáo có thể giúp các rạn san hô chống lại những tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu trong tương lai.

Đây là kết quả nghiên cứu về các loài san hô, đăng tải trên tạp chí Scientific Reports của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Griffith và Viện Các dòng sông của Australia.

Theo nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã phân tích lượng gene hoạt động của 4 loài rong san hô-tảo (CCA) khác nhau, những thành phần không thể tách rời trong quá trình hình thành cũng như khả năng phục hồi của các rạn san hô và phát hiện thấy mối liên hệ quan trọng của chúng với tình trạng biến đổi khí hậu. 

Chuyên gia Tessa Page, đồng tác giả của nghiên cứu, nói: "Chúng tôi đã phát hiện thấy protein sốc nhiệt trải qua một quá trình nhân đôi giữa các loài CCA khi so sánh với các loài tảo đỏ khác.

Quá trình này có thể liên quan đến lịch sử tiến hóa tảo và có thể giúp chúng tồn tại trong trong môi trường nhiệt độ cao, thậm chí là lượng carbon dioxide tăng cao hơn trong tương lai."

Không chỉ giúp tạo nên các rạn san hô, các loài tảo biên này có một quá trình vôi hóa độc đáo, khiến chúng tách biệt với san hô và các loài tảo đỏ khác.

Nghiên cứu này kỳ vọng mở ra nghiên cứu mới về gene có thể đóng vai trò trong sự hình thành bộ xương đá vôi CCA.

Phát hiện mới nhất này đặc biệt quan trọng bởi lẽ các rạn san hô phụ thuộc vào tảo nhờ khả năng tự tạo rạn san hô của chúng, hỗ trợ và củng cố cấu trúc phức tạp của các rạn san hô và định hình sự sống của các động vật không xương sống được coi là có tầm quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái như san hô và bào ngư. 

Trong những năm gần đây, các rạn san hô lớn ở Australia đã bị tác động lớn của quá trình tẩy trắng, khi điều kiện môi trường bất thường, như nhiệt độ nước biển ấm hơn, khiến san hô tống ra lượng tảo quang hợp nhỏ, ảnh hưởng tới màu sắc của chúng.

Theo trường Đại học Griffith, công trình của các nhà nghiên cứu cung cấp cơ sở cho các nghiên cứu trong tương lai điều tra sự biến đổi gene của các loài quan trọng nhằm đối phó với sự thay đổi môi trường do sự gia tăng carbon dioxide trong khí quyển tạo ra./.

Theo TTXVN
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.