Vingroup trao tặng 1.000 máy thở cho Nga, Ucraina và Singapore

(Ngày Nay) - Ngày 10/7, tập đoàn Vingroup đã hoàn tất việc trao tặng máy thở cho Singapore và trao tặng đợt 1 cho Nga và Ucraina. Tổng lô đầu tiên là 1.000 máy thở xâm nhập Vsmart VFS-510 do Vingroup sản xuất phi lợi nhuận, nhằm hỗ trợ công tác điều trị dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại các quốc gia.
Vingroup trao tặng máy thở cho Nga
Vingroup trao tặng máy thở cho Nga

Thông qua các đại sứ quán tại Việt Nam, Tập đoàn Vingroup đã tiến hành trao tặng đợt đầu gồm 500 máy thở Vsmart VFS-510 cho Cộng hòa Liên bang Nga và 300 máy cho Ucraina. Số lượng 1.600 máy thởVsmart VFS-410 còn lại theo cam kết đã ký với hai nước sẽ được Vingroup bàn giao đợt 2 trước ngày 30/8/2020.

Vingroup cũng đã hoàn tất trao tặng 200 máy thở VFS-510 cho Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam nhằm góp phần hỗ trợ nước bạn vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại. 

Vingroup trao tặng 1.000 máy thở cho Nga, Ucraina và Singapore ảnh 1

Vingroup trao tặng máy thở cho Singapore

Phát biểu tại lễ nhận bàn giao lô máy thở đầu tiên, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nga tại Việt Nam К.V.Vnukov đã không chỉ ghi nhận sự thành công của Vingroup trong lĩnh vực xây dựng, viễn thông, công nghiệp ô tô… và các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân mà còn đặc biệt đánh giá cao việc tập đoàn tích cực tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội và lĩnh vực y tế. “Giữa hai nước chúng ta vốn có truyền thống tương trợ lẫn nhau vào những thời điểm và giai đoạn khó khăn nhất - trong lịch sử và cả hiện tại. Buổi lễ trao tặng các thiết bị trợ thở cho Liên bang Nga hôm nay tiếp tục khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và thân thiết giữa hai quốc gia” – Đại sứ Nga К.V.Vnukov nhấn mạnh.

Ngay sau khi nhận bàn giao, đại sứ quán các nước đã lên kế hoạch vận chuyển máy thở về nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu điều trị dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp.

Vingroup trao tặng 1.000 máy thở cho Nga, Ucraina và Singapore ảnh 2

Vingroup trao tặng máy thở cho Ucraina

Với việc đưa vào sản xuất hàng loạt chỉ sau 3 tháng kể từ khi công bố bắt tay vào nghiên cứu sản xuất máy thở phục vụ cho công tác điều trị bệnh viêm phổi cấp do Virus SARS-CoV-2 (Covid-19), Vingroup đã làm chủ công nghệ sản xuất máy thở xâm nhập. Máy thở Vsmart VFS-510 đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành, đáp ứng kịp thời nhu cầu điều trị bệnh nhân nặng, đặc biệt trong dịch bệnh COVID-19 tại các cơ sở y tế. Đây không chỉ là nỗ lực và tâm huyết của Vingroup với cộng đồng mà còn khẳng định tiềm lực và khả năng phát triển mảng công nghệ trong tương lai của Tập đoàn.

Bên cạnh đó, việc Vingroup dành tặng lô máy thở xuất xưởng đầu tiên cho Nga, Ucraina và Singapore - những quốc gia có sự gắn bó mật thiết nhiều mặt với tập đoàn Vingroup nói riêng và Việt Nam nói chung – có ý nghĩa quan trọng, góp phần thể hiện vai trò và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam với các nước bạn trong khu vực và trên thế giới.

Vsmart VFS-510 được phát triển dựa trên mẫu máy thở PB560 của hãng Medtronic đã được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Trong đó, 70% các cụm linh kiện của máy do Vingroup chủ động nghiên cứu để tự sản xuất hoặc nội địa hóa, bao gồm cả các cụm linh kiện cốt lõi và phức tạp như quạt thổi khí (blower), các bo mạch (PCBA điều khiển, nguồn…), song song với tự chủ sản xuất bàn phím, màn hình hiển thị, vỏ máy, pin…

Trên cơ sở đo kiểm chất lượng độc lập của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các kết quả đánh giá lâm sàng tại các bệnh viện tuyến đầu, các kỹ sư của Vingroup đã căn chỉnh thông số kỹ thuật trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, nhằm đảm bảo Vsmart VFS-510  đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn quốc tế.

TIN LIÊN QUAN
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.