Khủng hoảng khí hậu: Khi các nước giàu bỏ ngỏ cam kết

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chỉ Mỹ và Anh là hai quốc gia thuộc G7 đưa ra đề xuất tăng cường ngân sách cho khí hậu, dù các nước này cũng không giữ được cam kết viện trợ 100 tỷ USD/năm.
Khủng hoảng khí hậu: Khi các nước giàu bỏ ngỏ cam kết

Một nghiên cứu mới được thực hiện ngay trước thềm Hội nghị Ngoại trưởng của nhóm các nền công nghiệp phát triển G7 chỉ ra rằng, các nước giàu đang tụt hậu trong thực hiện cam kết hỗ trợ các nước kém phát triển giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Chỉ có Anh và Mỹ là hai quốc gia G7 đưa ra đề xuất tăng cường ngân sách cho khí hậu trong những tháng gần đây, theo báo cáo của CARE Đan Mạch, một thành viên của mạng lưới các tổ chức phi chính phủ quốc tế.

Với ngân sách dành khí hậu, các nước kém phát triển sẽ có điều kiện để giảm phát thải khí nhà kính, thông qua việc đầu tư vào sản xuất năng lượng sạch và thích ứng với các tác động của thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt, hạn hán.

CARE nhận thấy, hầu hết các quốc gia thuộc G7 chưa giữ đúng và đưa ra cam kết mới cho ngân sách khí hậu. Mặc dù vào năm 2009, nhóm này đã cam kết cung cấp mỗi quốc gia 100 tỷ USD/năm cho vấn đề khí hậu trong năm 2020.

Trong cuộc họp diễn ra vào ngày 04/06 do Anh, Chủ tịch luân phiên của G7 năm nay tổ chức, các Bộ trưởng Tài chính của G7 dự kiến sẽ thảo luận những chủ đề xoay quanh cuộc khủng hoảng về khí hậu, việc áp thuế doanh nghiệp toàn cầu mới với Mỹ và cách thức để các nước nghèo tiếp cận với vaccine COVID-19. Và Hội nghị thượng đỉnh G7 chính thức, sẽ diễn ra từ 11 đến 13/06 tại Cornwall.

Các nhà hoạt động đã cảnh báo rằng, nếu G7 không tăng cường ngân sách cho khí hậu thì các quốc gia kém phát triển sẽ rất dễ chịu ảnh hưởng trước thời tiết khắc nghiệt và buộc phải phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch do Nga, Trung Quốc cũng các quốc gia dầu mỏ cung cấp. Họ cũng lo ngại rằng phần lớn ngân sách về khí hậu hiện tại đang ở dạng các khoản vay phải trả lãi, và cho biết ngân sách về khí hậu sẽ là điều kiện thành công của Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra trong tháng 11 tới.

Ông Brandon Wu, Giám đốc chiến lược của Action Aid USA, đã kêu gọi các nền kinh tế lớn nhất thế giới cung cấp thêm tài chính sau khi cựu tổng thống Donald Trump hủy bỏ hầu hết các cam kết tài chính cho khí hậu của Mỹ trong nhiệm kỳ vừa qua. Ngay cả khi người kế nhiệm Joe Biden đã tuyên bố sẽ tăng gấp đôi ngân sách khí hậu lên 5,7 tỷ USD vào năm 2024, thì ông Wu cho biết vẫn cần nhiều hơn nữa.

“Các kế hoạch về ngân sách khí hậu mà chúng tôi thấy từ chính quyền Joe Biden cho đến nay vẫn còn thiếu so với thực tế”, ông nói. “Nhiều nhóm và thành viên trong Quốc hội đang kêu gọi một cam kết lên tới 800 tỷ USD cho đến năm 2030, như một khoản thanh toán nhằm cân đối lại ngân sách khí hậu của nước Mỹ. Đây là quy mô chúng ta cần đạt được để nắm cơ hội tránh những tác động tồi tệ của cuộc khủng hoàng khí hậu.”

Jan Kowalzig, Cố vấn chính sách cấp cao về biến đổi khí hậu tại Oxfam Đức, kêu gọi Thủ tướng Đức Angela Merkel nêu gương trong vấn đề này. “Hội nghị thượng đỉnh G7 là cơ hội cuối cùng để bà Merkel tăng gấp đôi ngân sách hàng năm cho khí hậu của Đức từ nay đến năm 2025, trong đó phân bổ 50% cho việc thích ứng với biến đổi. Nếu không, nước Đức sẽ phải gánh chịu sự thất bại với các nước khác trong việc cung cấp 100 tỷ đô la Mỹ”.

Chính phủ Anh cũng đang đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt vì quyết định cắt giảm viện trợ phát triển nước ngoài từ 0,7% GDP xuống 0,5% GDP của Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak, người sẽ chủ trì Hội nghị Ngoại trưởng nhóm G7 trong ngày 04/06.

Catherine Pettengell, Giám đốc của Mạng lưới Hành động Khí hậu Vương quốc Anh, đã kêu gọi chính phủ Anh thay đổi lập trường về việc cắt giảm viện trợ. Bà nói: “Để có uy tín trong việc kêu gọi những nước khác tăng cường ngân sách khí hậu, nước Anh phải khẩn trương đảo ngược việc cắt giảm viện trợ tàn khốc của mình và thay vào đó bằng nỗ lực mở rộng quy mô hỗ trợ cho những người đang cần đến nó.”

Phát ngôn viên của Cop26 cũng cho biết: “Với tư cách là Chủ tịch của G7 và Cop26, nước Anh sẽ sử dụng hội nghị như một công cụ để thúc giục các nước đề ra cách thức tăng cường ngân sách cho khí hậu và cho thấy rằng tất cả chúng ta đang hành động để đáp ứng 100 tỷ USD – mục tiêu quan trọng của một năm”.

Theo The Guardian
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ về cuốn tự truyện của mình.
"Bốn mùa - Một cuộc đời" - Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
(Ngày Nay) - “Bốn mùa - Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.