10 năm Chiến lược biển Việt Nam: Thái Bình phát triển kinh tế hướng ra biển

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã chỉ rõ, phát triển kinh tế biển là một trong những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình.
10 năm Chiến lược biển Việt Nam: Thái Bình phát triển kinh tế hướng ra biển

Theo đó, nhấn mạnh mục tiêu xây dựng khu vực ven biển trở thành trọng điểm về kinh tế bao gồm: các khu, cụm công nghiệp, du lịch, dịch vụ và đô thị; nuôi trồng và đánh bắt hải sản; đóng tàu, vận tải biển, kinh doanh và dịch vụ cảng biển... 

Chú thích ảnh
Chế biến hải sản tại xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN

Theo đó, nhấn mạnh mục tiêu xây dựng khu vực ven biển trở thành trọng điểm về kinh tế bao gồm: các khu, cụm công nghiệp, du lịch, dịch vụ và đô thị; nuôi trồng và đánh bắt hải sản; đóng tàu, vận tải biển, kinh doanh và dịch vụ cảng biển...

Trên cơ sở phát huy lợi thế, tiềm năng về đất đai, bãi triều, mặt nước, than, khí mỏ trên địa bàn tỉnh và gần sân bay, cảng nước sâu Hải Phòng, thực hiện quy hoạch và xây dựng các khu, cụm công nghiệp, du lịch, dịch vụ, cảng biển, đô thị thuộc địa bàn huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy....

Trải qua 190 năm hình thành và phát triển từ cuộc khẩn hoang quai đê lấn biển của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ năm 1828, đến nay huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) đã có 23 km bờ biển và trên 5.000 km² bãi bồi ven biển. Đây là lợi thế lớn giúp địa phương khai thác tiềm năng từ biển. Bởi vậy, những năm qua huyện Tiền Hải luôn xác định trọng tâm phát triển kinh tế biển là hướng đi mũi nhọn đột phá của địa phương. Thực tế cho thấy, hướng đi này là sự lựa chọn đúng đắn của huyện ven biển Tiền Hải.

Công ty TNHH Nghêu Thái Bình là một trong những doanh nghiệp đầu tiên mạnh dạn đầu tư trong lĩnh vực chế biến thủy sản của huyện Tiền Hải. Nhận thấy sự phát triển nhanh về diện tích nuôi ngao của địa phương cũng như tiềm năng từ trên 5.000 km2 bãi bồi ven biển, Công ty TNHH Nghêu Thái Bình đã đầu tư công nghệ dây chuyền chế biến nghêu xuất khẩu đông lạnh, phục vụ thị trường châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… với công suất 20 tấn/ngày.

Đến nay đây là đơn vị duy nhất của tỉnh Thái Bình xuất khẩu thủy sản sang thị trường khó tính như EU, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương cũng như nguồn ra ổn định cho thủy sản địa phương.

Tương tự như Công ty TNHH Nghêu Thái Bình, 3 năm trở lại đây, Công ty Chế biến xuất nhập khẩu hải sản Biển Đông tham gia đầu tư tại huyện Tiền Hải nhằm chế biến các loại thủy sản. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc công ty cho biết, nguồn lợi thủy hải sản từ vùng biển Tiền Hải rất lớn, tạo ra nguồn cung dồi dào cho hoạt động chế biến. Trung bình mỗi ngày công ty chế biến gần 2 tấn thủy sản các loại, phục vụ thị trường trong nước.

Nếu như những năm trước đây cấy lúa trên vùng đất Nam Cường (huyện Tiền Hải) với độ phèn, độ mặn cao, cho năng suất thấp thì nay gia đình anh Nguyễn Văn Giảng (xã Nam Cường) đã khá giả hơn nhờ nuôi tôm thẻ chân trắng. Đây cũng là định hướng của địa phương ven biển chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Anh cho biết, so với cấy lúa, nuôi tôm thẻ chân trắng có thu nhập cao hơn. Trừ các chi phí, sau mỗi vụ cho thu nhập từ 200 đến 300 triệu đồng.

Ông Trần Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải cho biết, huyện Tiền Hải có 34 xã, thị trấn, trong đó có 8 xã giáp biển. Những năm qua nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế biển dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện với diện tích nuôi trồng thủy sản bình quân hàng năm đạt trên 5.000 ha, riêng sản lượng ngao trên 50.000 tấn.

Huyện đã sớm chuyển đổi những diện tích đất làm muối, cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích trên 4.780 ha; sản lượng khai thác đạt trên 24.500 tấn mỗi năm. Giá trị ngành thủy sản trung bình đạt 2.100 tỷ đồng.

Về định hướng lâu dài, huyện xác định phát triển tôm thẻ chân trắng và ngao là hai sản phẩm nông sản đặc thù của địa phương; trong đó, phấn đấu đến năm 2025 phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng từ 300 đến 500 ha và trở thành vùng xuất khẩu tôm lớn nhất của các tỉnh phía Bắc.

Không chỉ đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng chế biến thủy hải sản, từ năm 2015 Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã hoàn thành dự án Hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Hàm Rồng và mỏ Thái Bình vào Khu công nghiệp Tiền Hải với sản lượng khí ước tính khoảng gần 570.000 m3/ngày. Nguồn khí này đã giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và hướng đến sản xuất công nghệ cao.

Đặc biệt, ngày 29/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế Thái Bình; trong đó, có 16 xã của huyện Tiền Hải. Ngày 28/3/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 348/QĐ-TTg phê duyệt đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình nhằm kết nối giao thông hành lang ven biển Bắc Bộ, mở rộng quỹ đất cho đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có tuyến đường đi qua.

Đây là tiền đề và cơ hội phát triển mới cho tỉnh Thái Bình trong tương lai nhằm phát triển kinh tế - xã hội nói chung và khai thác tài nguyên biển nói riêng.

Theo TTXVN
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.