15 phụ nữ giàu nhất Việt Nam đang có khoảng 1 tỷ USD

(Ngày Nay) - Khối tài sản của 15 phụ nữ giàu nhất Việt Nam đã chính thức lộ diện, với nhiều điểm thú vị. Tổng số này đạt khoảng 21.000 tỷ đồng, tương đương xấp xỉ 1 tỷ đôla Mỹ.
8X duy nhất, bà Nguyễn Thái Nga (Điện Quang) lọt vào top 15.
8X duy nhất, bà Nguyễn Thái Nga (Điện Quang) lọt vào top 15.

Tổng tài sản và thứ tự xếp hạng của 15 người phụ nữ giàu nhất không có nhiều sự thay đổi so với phần lớn thời gian năm qua.

[1&2] Xếp đầu trong danh sách là 2 nữ tướng của Vingroup bà Phạm Thu Hương và bà Phạm Thúy Hằng. Bà Hương có tổng tài sản là 4.724 tỷ đồng còn em gái bà có tài sản là 3.155 tỷ đồng.

Bà Phạm Thu Hương sinh ngày 14/6/1969, vợ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup - doanh nhân giàu thứ nhì trên thị trường chứng khoán Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Vợ chồng bà Hương là cặp đôi giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2016 với tổng tài sản khoảng gần 35.000 tỷ đồng.

[3] Đứng vị trí thứ ba là “đại gia thủy sản” Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn. Bà Lệ Khanh sinh năm 1961, quê tại An Giang. Bà tốt nghiệp ngành Cử nhân Kinh tế - Đại học Tài chính kinh tế TP.HCM. Tổng tài sản của bà là 2.634 tỷ đồng.

[4&5] Vị trí thứ 4 và thứ 5 đều vợ của hai “đại gia” khác trên sàn chứng khoán là ông Trần Đình Long (Hòa Phát) và ông Trịnh Văn Quyết (FLC). Nếu như vợ ông Trịnh Văn Quyết, bà Lê Thị Ngọc Diệp, có số tài sản là 2.314 tỷ đồng và xếp ở vị trí thứ 4 thì bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Trần Đình Long) xếp ở vị trí thứ 5 với 2.312 tỷ đồng.

[6] Ở vị trí thứ 6 là bà Nguyễn Hoàng Yến, vợ ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Masan (MSN).

Bà Yến đang là Thành viên Hội đồng quản trị và Phó Tổng giám đốc CTCP Hàng tiêu dùng Ma San (MSF), Thành viên Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Ma San (MSN), Thành viên Hội đồng quản trị CTCP Nước khoáng Vĩnh Hảo (Vinhhao), Chủ tịch Hội đồng thành viên CTCP Ma San PQ, Thành viên Hội đồng quản trị CTCP Ma San, Thành viên Hội đồng quản trị CTCP Vinacafé Biên Hòa (VCF).

Bà đang năm giữ 28.276.823 cổ phiếu MSN với tổng giá trị 1.832 tỷ đồng.

15 phụ nữ giàu nhất Việt Nam đang có khoảng 1 tỷ USD ảnh 1So sánh tài sản của 15 người phụ nữ giàu nhất năm 2016. 

[7 đến 10] Các vị trí còn lại trong top 10 còn có bà Lê Thị Thúy Hải (Nhựa Tiền Phong) với 753 tỷ đồng, vị trí thứ 7; bà Cao Thị Ngọc Dung (PNJ) với 663 tỷ đồng, vị trí thứ 8; bà Nguyễn Thị Mai Thanh (REE) với 467 tỷ đồng, vị trí thứ 9 và bà Trương Ngọc Phượng (Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam) với 433 tỷ đồng vị trí thứ 10.

[11] Nữ tướng của Vinamilk bà Mai Kiều Liên đang xếp thứ 11 danh sách những người phụ nữ giàu nhất năm qua. Bà Liên đang là Tổng giám đốc Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk). Bà nắm trong tay 3.371.051 cổ phiếu trị giá khoảng 423 tỷ đồng.

[12] 8X duy nhất lọt top 15 người phụ nữ giàu nhất Việt Nam là bà Nguyễn Thái Nga – Cổ đông lớn nhất của Điện Quang. Thái Nga là con gái bà Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Chủ tịch HĐQT của Điện Quang. Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT của Điện Quang hiện nay là ông Hồ Quỳnh Hưng cũng là cậu của bà Thái Nga. Bà Thái Nga đang có tổng tài sản là 394 tỷ đồng.

[13-15] Các vị trí cuối cùng của top 15 lần lượt thuộc về bà Nguyễn Thị Như Loan (Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai) với 387 tỷ đồng, bà Phạm Thị Thanh Hương (Công ty Cổ phần Đá thạch anh cao cấp VCS) với 351 tỷ đồng và bà Trần Uyên Nhàn (Thép Nam Kim) với 276 tỷ đồng.

Như vậy, tổng tài sản của 15 người phụ giàu nhất trên sàn chứng khoán đạt khoảng trên 21.000 tỷ đồng. Con số này tương đương với khoảng gần 1 tỷ USD. 

Theo Zing
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.