5 điểm nghẽn khiến Mỹ - Trung khó đạt thỏa thuận thương mại

Chiến tranh thương mại chỉ được giải quyết nếu Mỹ - Trung thu hẹp bất đồng về chuyển giao công nghệ hay dư thừa sản xuất.
Ông Trump và ông Tập trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh năm ngoái
Ông Trump và ông Tập trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh năm ngoái

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có rất nhiều bất đồng. Tổng thống Mỹ - Donald Trump luôn phàn nàn về thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình lo ngại việc Mỹ muốn kiềm chế sự trỗi dậy của nước này. Tuy nhiên, theo Bloomberg, có 5 điểm nghẽn chính luôn tồn tại mỗi khi các nhà ngoại giao, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà đàm phán muốn chấm dứt cuộc chiến thương mại hiện tại.  

1. Chuyển giao công nghệ

Mỹ luôn bất mãn với việc Trung Quốc đề nghị các công ty nước ngoài lập liên doanh với công ty trong nước tại nhiều lĩnh vực, từ xe hơi đến hàng không vũ trụ, nhằm buộc họ chia sẻ công nghệ. Lo ngại về bản quyền trí tuệ cũng là lý do chính quyền ông Trump đề xuất thuế nhập khẩu lên 250 tỷ USD hàng Trung Quốc.

Trung Quốc phủ nhận việc họ buộc các công ty chuyển giao công nghệ. Họ cho rằng việc lập liên doanh là cần thiết để nước này thu hẹp khoảng cách về công nghiệp với phương Tây. Bắc Kinh cũng khẳng định đây là quyền lợi của họ, được đảm bảo bằng việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 với vị thế một nền kinh tế đang phát triển.

“Thi thoảng, chuyển giao công nghệ là sự đồng thuận giữa các công ty để đổi công nghệ lấy thị trường”, Wei Jianguo - cựu Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc cho biết.

2. Dư thừa sản xuất công nghiệp

Nhờ nguồn tiền hào phóng từ các ngân hàng quốc doanh và sự hậu thuẫn của chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã mở rộng chóng mặt trong thời kỳ nước này bùng nổ kinh tế. Dù vậy, khi tăng trưởng chững lại, những gã khổng lồ về công nghiệp này lại chậm chạp trong việc giảm sản xuất, khiến thị trường thế giới ngập trong hàng hóa và gây sức ép lên người lao động các nước khác. Thép dư thừa của Trung Quốc đã vượt tổng sản lượng của cả Pháp và Đức năm ngoái.

Trung Quốc cũng là một trong những mục tiêu đầu tiên của thuế nhôm thép mà ông Trump áp lên hàng loạt nền kinh tế đầu năm nay. Nước này đã giảm sản lượng theo chương trình “cải cách cấu trúc nguồn cung” của ông Tập. Tuy nhiên, nếu giảm theo tốc độ nhanh mà Mỹ mong muốn, rất nhiều người sẽ bị thất nghiệp, gây bất ổn về chính trị - xã hội.

3. Cải tổ doanh nghiệp nhà nước

Các công ty quốc doanh nước này hiện vẫn nắm khoảng 40% tài sản công nghiệp cả nước. Một số nhà băng còn thuộc top lớn nhất thế giới. Đến nay, Trung Quốc vẫn không mấy mặn mà với việc cải tổ thị trường và tư nhân hóa như chính quyền Mỹ mong muốn.

Trên thực tế, giúp các công ty nhà nước “lớn và mạnh” là trọng tâm chiến lược của ông Tập trong việc mở rộng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc. Hàng loạt vụ sáp nhập giữa các công ty quốc doanh cũng đang diễn ra.

4. Chính sách công nghiệp

Chính sách của Trung Quốc là tập trung các nguồn tài nguyên khổng lồ cho các mục tiêu chiến lược. Kế hoạch biến Trung Quốc thành siêu cường thế giới của ông Tập được thực hiện nhờ nhiều chính sách nổi bật, như Made in China 2025. Chương trình này sẽ hỗ trợ cho 10 ngành công nghiệp chủ chốt, trong đó có máy bay, phương tiện chạy năng lượng mới và công nghệ sinh học.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ - Wilbur Ross luôn cho rằng đây là sự tấn công vào “các thiên tài của Mỹ”, do nó giúp các công ty Trung Quốc có lợi thế trước các hãng như Boeing hay Intel. Tuy vậy, giới chức Trung Quốc chỉ coi đây là cách để họ leo lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.

5. Điện toán đám mây

Trung Quốc nổi tiếng với chính sách quản lý thông tin trên Internet rất nghiêm khắc, bất chấp sự phản đối của hàng loạt công ty Mỹ. Năm ngoái, nước này yêu cầu các công ty ngoại lưu trữ dữ liệu tại Trung Quốc, đồng thời cấm họ sở hữu hoặc vận hành trung tâm dữ liệu của riêng mình tại đây.

Giới chức Mỹ muốn Trung Quốc rút lại các quy định này. Họ cho rằng nó khiến các công ty công nghệ như Alphabet, Apple hay Amazon khó giành thị phần tại thị trường Internet lớn nhất thế giới này.

Theo Vnexpress
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .