9 điều cấm kỵ khi đòi tăng lương

(Ngày Nay) - Đòi tăng lương là một nghệ thuật và có những điều không nên nói để tránh rủi ro cho sự nghiệp. Dưới đây là 9 điều cấm kỵ khi yêu cầu tăng lương, do trang Cheat Sheet đăng tải.
Ảnh: MoneyNing.com.
Ảnh: MoneyNing.com.

Theo một nghiên cứu của Đại học George Mason và Đại học Temple, việc không thỏa thuận lương trong quá trình tuyển dụng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự nghiệp của bạn trong nhiều năm sau đó.

Theo kết quả nghiên cứu này, người lao động tốt nhất nên thỏa thuận lương cao hơn trước khi chính thức được tuyển dụng. Kể cả khi đã thỏa thuận, nhưng bạn vẫn có thể yêu cầu tăng lương nếu thấy mình đang phải làm nhiều việc hơn hoặc mới có thêm bằng cấp cao.

Tuy nhiên, đòi tăng lương là cả một nghệ thuật và có những điều tuyệt đối không nên nói. Dưới đây là 9 điều cấm kỵ khi yêu cầu tăng lương.

1. Tôi xứng đáng được tăng lương

Bạn chẳng xứng đáng gì cả nếu như không được sự công nhận từ cấp trên. Việc nói mình xứng đáng mà không có bất cứ bằng chứng hay trường hợp cụ thể nào khiến bạn trở thành kẻ ngạo mạn. Thay vào đó, hãy đưa ra những thành tích gần đây của bạn. 

Bạn đóng góp đáng kể vào việc tăng doanh số công ty hoặc giúp cải thiện hoạt động của nhóm, đó là những lý do chính đáng để cấp trên cân nhắc tăng lương cho bạn. Nhưng cũng đừng bao giờ nói rằng bạn xứng đáng được trả thêm vì đi làm đúng giờ mỗi ngày.

2. Nếu anh không tăng lương, tôi sẽ nghỉ việc

Sau khi nghe tuyên bố này của bạn, sếp sẽ chẳng ngần ngại cho bạn nghỉ luôn,bởi có hàng tá người đang sẵn sàng làm vị trí đó với mức lương thấp hơn. Dù làm gì cũng đừng bao giờ đe dọa sếp, bởi cách đó hoàn toàn không hiệu quả.

"Một điều tuyệt đối không nên nói là dọa nghỉ nếu không được tăng lương. Trong trường hợp xấu nhất, sếp sẽ coi đó như lời xin nghỉ việc", David Bakke, chuyên gia tài chính cá nhân tại Money Crashers cho biết.

3. Tôi cần thêm tiền bởi đang nợ ngập đầu

Đây là thông tin hoàn toàn không nên chia sẻ với sếp. Và nó cũng là điều đặc biệt cấm kỵ nếu bạn làm việc cho một công ty tài chính. Bởi suy cho cùng, sếp chả bận tâm nếu bạn không thể trả nổi các hóa đơn của mình. Điều anh/chị ta để tâm là bạn có thể làm tốt việc bạn được thuê để làm không.

Khi bạn thừa nhận mình đang nợ ngập đầu, sếp sẽ cho rằng bạn không có kỹ năng quản lý tài chính. Bạn có thể rơi vào cảnh nợ nần vì bệnh tật hoặc sự cố lớn, nhưng đó tuyệt đối không phải là điều nên lấy ra làm cớ để đòi tăng lương.

4. Đã quá lâu tôi chưa được tăng lương

Bạn không phải là người quyết định bao lâu thì được tăng lương. Vì vậy, đừng tìm tới sếp với lý do đã lâu bạn chưa được tăng lương. Sallie Krawcheck, CEO của Ellevest, chia sẻ với Cheat Sheet rằng nhân viên không nên kỳ vọng sẽ được trả thêm sau một khoảng thời gian nhất định.

Theo ông, bạn nên đề cập tới tình hình công ty, nhóm của bạn và những thành tựu, định hướng cho năm mới... thay vì đòi hỏi tăng thu nhập chỉ bởi bạn đã làm lâu cho công ty.

5. A đang được trả nhiều hơn

Có nhiều lý do khiến đồng nghiệp bạn được trả lương cao hơn. Anh ta có bằng cấp cao hơn hoặc có kinh nghiệm lâu năm hơn. Ngoài ra, đừng quên rằng anh ta có thể nói dối về lương của mình. Sếp sẽ không lấy gì làm vui vẻ nếu bạn so sánh lương của mình với đồng nghiệp. 

Hãy dùng những phương thức đáng tin cậy, ví dụ như bảng lương, nghiên cứu lương của ngành, để kiểm tra xem bạn đã được trả xứng đáng với công sức bỏ ra chưa.

6. Tôi muốn tăng X% lương

Lương được tăng thêm thường không chỉ tùy thuộc vào thành tích mà còn vào tình hình tài chính của công ty. Trước khi gặp sếp nói chuyện, hãy tìm hiểu trước mức lương trung bình của một người làm cùng vị trí với bạn và có kinh nghiệm tương đương. 

"Đừng nói: 'Tôi muốn tăng 10% lương', mà hãy nói: 'Theo như tôi tìm hiểu thì chuyên viên marketing ở thành phố này với kinh nghiệm tương đương của tôi có mức lương trung bình là X. Tôi muốn biết điều gì có thể khiến tôi tăng lên gần mức đó", McClellan chia sẻ với Cheat Sheet.

7.  Tôi chưa được trả lương xứng đáng 

Nếu cảm thấy mức lương mình được trả chưa xứng đáng, bạn có vô khối thời gian để thỏa thuận khi tuyển dụng. Ngoài ra, bạn dùng công cụ gì để đo mà biết rằng mình không được trả lương xứng đáng?

Nếu câu trả lời là "không" thì bạn đang hoàn toàn cảm tính. Vì vậy, hãy tìm hiểu trước rồi mới hành động. 

8. Tôi đang làm khối lượng việc của hai người

Có thể bạn phải làm lượng việc thông thường dành cho hai người, nhưng có nhiều cách tốt hơn để trình bày điều đó thay vì nói thẳng toẹt. Bởi sếp sẽ có những phản ứng phòng thủ khi bạn nói vậy.

Thay vào đó, hãy thảo luận với sếp về sắp xếp lại công việc, bởi bạn đã được giao thêm nhiều việc hoàn toàn khác so với những gì đề cập khi tuyển dụng.

Chia sẻ với Cheat Sheet, Fred D. Winchar, chủ tịch tập đoàn Tradition Media cho biết bạn nên nói: "Tôi rất biết ơn vì có cơ hội được làm việc tại đây. Khi ông có thời gian, liệu chúng ta có thể thảo luận về đường hướng sự nghiệp của tôi ở công ty này, để tôi trở nên giá trị hơn với ông không?"

9. Tôi có đề nghị việc làm khác lương cao hơn

Nếu dùng chiêu này để xin tăng lương, hãy chắc rằng bạn có một đề nghị việc làm tốt hơn thật. Hãy chuẩn bị chắc chắn phòng khi mọi việc không theo ý bạn muốn.

Theo đào tạo viên việc làm Roy Cohen, khi nói với sếp điều này, bạn đang đặt sếp vào thế khó. Sếp có thể muốn tăng lương cho bạn nhưng nếu nguồn lực không cho phép, và bạn nói dối về một đề nghị tốt hơn ngoài kia, có thể bạn sẽ phải ra đi luôn.

Đừng bao giờ nói dối về một đề nghị lương cao hơn. Đây là chiêu thức vô cùng rủi ro.

Theo Zing
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.