Ai phải nộp ảnh chân dung cho nhà mạng?

(Ngày Nay) - Nghị định 49/2017/NĐ-CP với quy định từ ngày 24/4/2018, thuê bao di động phải cung cấp thông tin chính xác (họ và tên, CMND, ngày cấp và nơi cấp…) bao gồm cả thông tin về đối tượng sử dụng số thuê bao đó và ảnh chụp chân dung chủ thuê bao đang khiến nhiều người quan tâm.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thời điểm nghị định chính thức có hiệu lực đã sắp cận kề. Nhà mạng Viettel nhắn tin thông báo hạn cuối cùng bổ sung thông tin là ngày 24/4/2018, mạng Vinaphone thông báo sau ngày 24/4/2018 số thuê bao chưa cập nhật đủ thông tin có khả năng sẽ bị khóa 1 chiều...

Bên cạnh việc ráo riết yêu cầu khách hàng cập nhật thông tin, Nghị định 49 cũng đưa ra quy định nghiêm ngặt, trong thời gian 3 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực (tức ngày 24/4/2018), các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm ký hợp đồng với các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền; rà soát, thông báo, thanh lý hợp đồng, thu hồi toàn bộ các SIM thuê bao di động đã được doanh nghiệp phân phối cho các đại lý. Sau thời gian này, các điểm đăng ký thông tin thuê bao, đại lý phân phối SIM thuê bao đang hoạt động nếu không được doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Nghị định này phải ngừng hoạt động tiếp nhận, đăng ký thông tin thuê bao, bán SIM.

Nghị định cũng đưa ra các mức xử phạt nặng cho các hành vi vi phạm với từng chủ thể (doanh nghiệp viễn thông di động, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông di động, chủ thuê bao viễn thông di động), đặc biệt là hành vi cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân có thông tin thuê bao không đúng quy định. Một số quy định xử phạt đáng chú ý bao gồm: Phạt doanh nghiệp viễn thông di động với mức xử phạt cao (mức phạt lên đến 1 triệu đồng trên mỗi số thuê bao) đối với việc cung cấp dịch vụ cho chủ thuê bao có thông tin thuê bao không đúng quy định.

Ngoài phạt doanh nghiệp, Nghị định còn đề xuất phạt cả người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông di động đối với các sai phạm lớn (mức phạt lên tới 100 triệu đồng); Phạt tiền doanh nghiệp viễn thông di động đến 30 triệu đồng với mỗi điểm cung cấp dịch vụ viễn thông không tuân thủ đúng quy định khi thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; Phạt tiền tổ chức, cá nhân đến 40 triệu đồng khi bán, lưu thông SIM thuê bao đã nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ; bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền; Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi cung cấp hoặc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để giả mạo thông tin, ảnh chụp giấy tờ của cá nhân…

Trước hàng loạt thông tin về Nghị định 49, thậm chí nhiều nhà mạng tăng giờ phục vụ để khách hàng có thể cập nhật thông tin kịp thời, chị Hồng Tâm (ngõ Hòa Bình 2, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, cách đây 3 tuần, chị nhận được thông báo với nội dung: “Theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP, thông tin thuê bao di động phải chính xác, bổ sung hình ảnh chân dung. Để đảm bảo quyền lợi, quý khách soạn TTTB gửi 1414 để kiểm tra, đồng thời mang CMND/thẻ căn cước/hộ chiếu đến cửa hàng giao dịch để bổ sung thông tin. Ngoài ra, quý khách có thể tự bổ sung thông tin tại ứng dụng”. Chị vừa bận vừa lo, không biết có bắt buộc phải nộp ảnh chân dung cho nhà mạng không?

Tuy nhiên, theo một đại di một nhà mạng, Nghị định 49/2017/NĐ-CP quy định, việc chụp ảnh chỉ áp dụng cho các thuê bao phát triển mới, đăng ký sau ngày 24/4/2017 hoặc các thuê bao có thông tin không chính xác, phải đi đăng ký lại.

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.