Bước vào cánh cửa CPTPP, ngân hàng Việt liệu có “thua trên sân nhà“?

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho  thống ngân hàng Việt Nam.
Bước vào cánh cửa CPTPP, ngân hàng Việt liệu có “thua trên sân nhà“?

“Sức khỏe” ngân hàng Việt còn hạn chế

 Theo nhóm học giả TS Vũ Ngọc Diệp, TS Lê Mai Trang và ThS Nguyễn Thuỳ Linh đến từ Trường Đại học Thương mại, với CPTPP, các ngân hàng Việt sẽ đón nhận các luồng vốn đầu tư quốc tế mới; lĩnh vực tài chính – ngân hàng sẽ được mở rộng hơn theo các cam kết chung. Hiệp định CPTPP cũng sẽ tạo triển vọng cho ngành thương mại Việt nam, từ đó, tạo cơ hội cho ngành ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển kinh doanh. Đối tượng khách cũng mở rộng, không chỉ tập trung vào khách hàng trong nước mà cả khách hàng quốc tế.

Tuy nhiên, ngành ngân hàng Việt Nam cũng đang đứng trước hàng loạt thách thức không nhỏ mà nếu không vượt qua thì nguy cơ thua ngay trên sân nhà là hiện hữu.

Đầu tiên là năng lực và quy mô của ngành ngân hàng Việt Nam còn khá thấp so với các quốc gia tham gia CPTPP. Theo nhóm tác giả, hiện tại, hệ thống ngân hàng Việt Nam có khoảng 122 tổ chức tín dụng với tổng tài sản lên tới 10 triệu tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2011.

Trong đó, tỷ trọng tài sản của nhóm NHTM nhà nước và nhóm NHTM cổ phần là 86%. Nhóm ngân hàng nước ngoài chiếm 8,8%, còn lại là các loại hình khác.

“Tuy hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn vừa qua nhưng so với các nước trong khu vực và các nước là thành viên của CPTPP thì quy mô còn khá khiêm tốn, đứng thứ 6/11 quốc gia thành viên, thấp hơn nhiều lần so với Canada, Úc và Singapore” – nhóm tác giả đánh giá.

Cùng với đó, mức độ an toàn vốn của hệ thống Ngân hàng Việt Nam tuy được cải thiện trong thời gian qua nhưng còn thấp so với các ngân hàng trong khu vực và thấp nhất trong các quốc gia tham gia CPTPP.

Mặc dù số lượng ngân hàng Việt Nam nằm trong danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị lớn nhất đã gia tăng, tuy nhiên chưa có ngân hàng nào nằm trong danh sách 100 ngân hàng đứng đầu.

Nguy cơ “thua ngay trên sân nhà”

Thách thức thứ hai là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt với sự tham gia của khối ngân hàng ngoại, các quỹ đầu tư nước ngoài.

Các điều khoản về dịch vụ tài chính trong CPTPP cho phép các ngân hàng của các nước thành viên được cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng xuyên biên giới, nghĩa là ngân hàng tại Nhật Bản chẳng hạn có thể cung cấp dịch vụ về thẻ, thanh toán… cho người dân Việt Nam mà không cần có chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam.

Điều này khiến áp lực cạnh tranh càng gia tăng mạnh mẽ. Và với hệ thống công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, các ngân hàng nước ngoài đang có lợi thế cạnh tranh cao hơn các NHTM trong nước.

“Phân khúc thị trường khách hàng có thu nhập cao và trung bình, khách hàng là tầng lớp trí thức sẽ dần dịch chuyển sang các ngân hàng nước ngoài. Nguy cơ bị thua ngay trên “sân nhà” là một thách thức hiện hữu của các NHTM Việt Nam” – nhóm tác giả đánh giá.

Ngoài ra, các ngân hàng trong nước cũng đứng trước nguy cơ bị chi phối và thâu tóm nếu làm ăn không hiệu quả. Theo Luật Đầu tư 2014, tỷ lệ góp vốn tối đa của nhà đầu tư nước ngoài vào các công ty đại chúng ở Việt Nam là 49%, vào các ngân hàng Việt Nam là 30%.

“Với thế mạnh về tài chính, công nghệ và nhân lực, các NHTM nước ngoài thường xâm nhập và phát triển thị trường mới bằng cách mua cổ phần của các NHTM Việt Nam và trở thành cổ đông chiến lược, tìm cách thâu tóm rồi thôn tính các ngân hàng này, hoặc thực hiện các thương vụ M&A ngân hàng. Đây là con dường giúp các ngân hàng nước ngoài đặt chân vào thị trường tài chính Việt Nam một cách nhanh chóng hơn” – nhóm tác giả nhận định.

Cũng theo nhóm tác giả, trong khối các NHTM cổ phần, tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhìn chung có xu hướng gia tăng ở các ngân hàng có quy mô lớn và trung bình như ACB, TCB, MBB, VPB khoảng từ 20-30% trong đó ACB có tỷ lệ sở hữu nước ngoài “kịch trần” 30% từ 2009 đến nay.

Ở một khía cạnh khác, chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng Hiệp định CPTPP sẽ buộc các ngân hàng Việt Nam phải nâng cao chuẩn mực khi phải làm việc theo thông lệ quốc tế, do đó khách hàng sẽ được lợi.

Các ngân hàng Việt buộc phải có những thay đổi để gia tăng niềm tin của khách hàng, vì các ngân hàng nước ngoài làm việc rất bài bản, chuẩn mực, và luôn tôn trọng khách hàng.

Theo đó, tình trạng mất tiền như  tại Eximbank hay tình trạng thu phí bừa bãi như các ngân hàng Việt Nam hiện nay sẽ không còn.

Theo An ninh Thủ đô
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.