Cà Mau, Lạng Sơn bét bảng chỉ số thương mại điện tử 2017

(Ngày Nay) - TP.HCM và Hà Nội tiếp tục là 2 địa phương dẫn đầu chỉ số thương mại điện tử (TMĐT)năm 2016 trong khi Bắc Kạn, Cà Mau và Lạng Sơn là 3 địa phương đứng bét bảng.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch VECOM công bố chỉ số TMĐT Việt Nam 2017.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch VECOM công bố chỉ số TMĐT Việt Nam 2017.

Tại Diễn đàn Toàn cảnh TMĐT Việt Nam 2017 ngày 24/2, Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) công bố chỉ số TMĐT Việt Nam 2016.

Theo đó TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng là 3 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số TMĐT với số điểm lần lượt là 78,6; 75,8 và 52,8.

3 địa điểm có chỉ số TMĐT thấp nhất là Bắc Kạn (21,2 điểm), Cà Mau (21,2 điểm) và Lạng Sơn (21,2 điểm).

Chỉ số TMĐT năm 2017 được khảo sát tại 54 tỉnh thành trên cả nước, giảm 9 tỉnh so với danh sách địa phương khảo sát năm trước. Kết quả cho thấy chênh lệch của 2 trung tâm kinh tế lớn là TP.HCM và Hà Nội so với các địa phương còn lại là rất lớn. Riêng khoảng cách giữa địa phương đứng thứ 2 (Hà Nội) và thứ 3 (Đà Nẵng) đã lên tới 23 điểm.

Khoảng cách giữa địa phương xếp đầu là TP.HCM với hai địa phương thấp nhất là Cà Mau và Lạng Sơn lên tới 57,4 điểm.

Cách biệt giữa điểm trung bình của nhóm 5 tỉnh thấp nhất (22,5 điểm) và điểm trung bình của nhóm 5 tỉnh cao nhất (58,5 điểm) lên tới 36 điểm, cao hơn khoảng cách 30,5 điểm của năm 2015; 20,3 điểm so với năm 2014 và 18,0 điểm năm 2013. Có thể thấy xu hướng chênh lệch về sự phát triển TMĐT giữa các địa phương đang tăng dần.

Báo cáo của VECOM cũng cho biết năm 2016 đã có nhiều hoạt động từ các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp để thu hẹp khoảng cách về mức độ phát triển TMĐT giữa các địa phương đang tăng dần.

Nếu so sánh với xếp hạng năm trước, 3 địa phương có chỉ số TMĐT cao nhất vẫn giữ nguyên là TP.HCM, Hà Nội và Đà Năng. Ba địa phương xếp hạng thấp nhất năm trước là Điện Biên, Lai Châu, Sơn La năm nay không được khảo sát.

Theo ông Nguyễn Trọng Tuyến, Tổng thư ký VECOM, EBI, năm 2017 tiếp tục cho thấy thương mại điện tử Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển nhanh nhưng chưa thực sự bền vững do lòng tin của người tiêu dùng còn thấp và mức chênh lệch rất lớn giữa thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với các địa phương khác.

Trả lời Zing.vn, ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng quản lý hoạt động TMĐT, Cục TMĐT & CNTT, Bộ Công Thương cho biết cơ quan quản lý nhà nước sẽ tăng cường hỗ trợ các địa phương có chỉ số TMĐT thấp trong thời gian tới.

Ông Tuấn cho biết Cục TMĐT & CNTT đã có kế hoạch tổng thể giai đoạn 2016-2020 với nhiều nhóm giải pháp hỗ trợ các địa phương. Các giải pháp về logistic, giải pháp về đào tạo nâng lực quản lý nhà nước về TMĐT, nâng cao năng lực ứng dụng TMĐT... sẽ giúp các địa phương nâng cao thứ hạng của mình trong tương lai.

Chỉ số thương mại điện tử (viết tắt là EBI từ tiếng Anh E-Business Index) được xây dựng theo các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên bốn nhóm tiêu chí lớn.

Nhóm thứ nhất là nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin. Nhóm thứ hai là giao dịch doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C). Nhóm thứ ba là giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Nhóm thứ tư là giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp (G2B).

Chỉ số này giúp các đối tượng nhanh chóng xác định được mức độ triển khai thương mại điện trên phạm vi cả nước cũng như tại từng địa phương, sự tiến bộ qua các năm và gợi ý cho mỗi địa phương những giải pháp cần thiết để nâng cao ứng dụng thương mại điện tử.

Theo Zing
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.