Cần 40 tỷ USD đầu tư cho ngành điện trong 5 năm

(Ngày Nay) -Các chuyên gia cho rằng Việt Nam phải đối mặt với việc thu xếp nguồn đầu tư lớn để phát triển ngành điện đáp ứng nhu cầu nền kinh tế.
Cần 40 tỷ USD đầu tư cho ngành điện trong 5 năm

Bên hành lang Quốc hội (QH), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên đã trao đổi với báo chí quanh tình hình cung ứng điện trong thời gian tới.

Đánh giá chung, ông Kiên cho rằng hiện nay, tình trạng cắt giảm phụ tải rất ít xảy ra, chứng tỏ ngành điện đã đáp ứng đượng tương đối nhu cầu điện. Tuy vậy, nếu đối chiếu kế hoạch phát triển 5 năm của đất nước, với sự phân bổ của các nhà máy điện như hiện nay, vẫn thấy có sự mất cân đối nhất định.

“Các tỉnh phía Nam có nhu cầu điện của cả sản xuất kinh doanh cũng như điện sinh hoạt cao hơn khu vực phía Bắc. Nhưng ở các tỉnh phía Nam, các nguồn điện tự nhiên hay tái tạo lại rất hạn chế. Mặc dù chúng ta đã làm 2 mạch 500 KV để điều hoà điện Nam-Bắc nhưng chúng ta vẫn có tình trạng thiếu điện cục bộ một khi có tình trạng hạn hán hay các mỏ khí vào chu kỳ sửa chữa”- ông Kiên chỉ ra.

Cần 40 tỷ USD đầu tư cho ngành điện trong 5 năm ảnh 1Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên: Cần đầu tư lớn về nguồn điện.

Để khắc phục tình trạng thiếu điện trong tương lai, ông Kiên cho rằng cần phải có đầu tư lớn về nguồn điện. Hiện nay, chúng ta cũng đã làm nhiều cách thu hút vốn đầu tư để phát triển nguồn điện như Chính phủ đi vay của các định chế tài chính quốc tế về, giao lại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để xây dựng các nhà máy điện.

Hiện nay, cũng đang đẩy mạnh cổ phần hoá các nhà máy phát điện, các nhà máy thuỷ điện trừ các nhà máy đa mục tiêu.

“Tuy nhiên, về lâu dài, nên đặt vấn đề khi thị trường thay đổi, yêu cầu về giá thay đổi thì người sản xuất, cung ứng họ phải thay đổi theo thị trường, theo Luật Điện lực. Giá điện phải được thị trường hoá. Hiện nay, giá điện là chúng ta chưa theo thị trường.

Ta vẫn điều hành giá theo cả dư luận chứ chưa theo quy luật của kinh tế thị trường. Nếu chúng ta không khẩn trương theo thị trường sẽ rất khó bởi có thể thấy nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực thép vào vào Việt Nam do mong muốn tranh thủ giá điện mà chúng ta còn bao cấp. Đó là một vấn đề lớn”- ông Kiên phân tích.

Trước đó, tại toạ đàm “Cung ứng điện giai đoạn 2016-2020: Nguy cơ thiếu điện và giải pháp” mới đây, ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho hay theo ước tính số tiền đầu tư của các nhà máy điện từ nay đến năm 2020 là gần 30 tỉ USD. Đó là chưa kể việc xây dựng các nhà máy điện, hệ thống lưới điện truyền tải. Như vậy, tổng số tiền cần đầu tư trong giai đoạn này là 40 tỷ USD, tức mỗi năm gần 7,9 tỷ USD.

“Với số tiền này khi làm quy hoạch VII, các chuyên gia tính toán đủ để cung ứng điện trên toàn quốc. Tuy nhiên, việc dự phòng thấp nên phải đòi hỏi người dân, doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm. Để giảm đầu tư vào lưới điện, giảm rủi ro mất cân bằng cung cầu nhưng vẫn đòi hỏi ngành điện đầu tư đủ cho nhu cầu điện”- ông Phúc nói.

TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cũng đánh giá ngành điện của Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề gay gắt như đầu tư rất lớn, khả năng cung ứng vốn ít và hàng loạt vấn đề đề môi trường, tính hiệu quả.

Về một trong những giải pháp, TS Trần Đình Thiên cho rằng cần xem xét là giá năng lượng bởi giá cũng ảnh hưởng tới tiêu dùng năng lượng. “Phải tính tới cân bằng năng lượng trên cơ sở giá điện bởi điểm này cũng quyết định có thu hút được vốn vào ngành điện hay không?”- ông Thiên nói.

Ông Franz Genner, Trưởng nhóm chuyên gia Năng lượng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nhắc lại con số mỗi năm Việt Nam cần 5 tỉ USD để truyền tải và phát điện, hi vọng thu hút được 70% từ tư nhân.

“Với giá điện hiện nay, để thu hút được như vậy khá là khó. Trong quá khứ, nguồn đầu tư 1/3 dựa vào ODA. Với số lượng, mức độ phát triển như hiện nay, nguồn đầu tư 1/3 từ ODA cũng cần phải xem xét. Về giải pháp, Franz Genner, cho rằng tiêu thụ năng lượng là giải pháp rất quan trọng và ít tốn kém nhất để chúng ta có thể tránh được những đợt tăng giá điện mới.

Theo như ước tính Việt Nam có thể tiết kiệm 10 KW phát điện nếu đầu tư công nghệ vào những doanh nghiệp sử dụng điện. Về phía cung, trước đây, Việt Nam đã rất thành công trong việc tạo nên các nguồn điện từ nhiệt điện than, mang đến nguồn điện giá rẻ.

Tuy nhiên, những nguồn lực nội địa không đủ cung ứng trong tương lai nên phải nhập khẩu than. Việt Nam đang kỳ vọng dựa vào nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời… tuy nhiên đầu tư vào nguồn năng lượng này khá tốn kém. Như vậy, điều này có liên quan tới biểu giá điện. Biểu giá điện hiện nay không đủ cao để hấp dẫn đầu tư trong tương lai”- Chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nêu quan điểm.

Theo Người Lao Động

Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.