CEO hãng 'Apple của Trung Quốc' rớt hạng top 10 nhà giàu

(Ngày Nay) - Lôi Quân, CEO của Xiaomi, công ty công nghệ từng được mệnh danh là "Apple của Trung Quốc", đã có một năm đầy khó khăn và rơi khỏi danh sách 10 người giàu nhất Trung Quốc 2016.
Lôi Quân, doanh nhân mang tính đột phá từng được kỳ vọng sẽ tiến xa đã có phần "hụt hơi" trong năm 2016.
Lôi Quân, doanh nhân mang tính đột phá từng được kỳ vọng sẽ tiến xa đã có phần "hụt hơi" trong năm 2016.
Xiaomi, công ty từng là biểu tượng cho sự phát triển thần kỳ của ngành công nghệ Trung Quốc giờ đang chật vật để thoát khỏi cái bóng của chính mình.
Những mỹ từ mà báo chí Trung Quốc và quốc tế dành cho "chú kỳ lân công nghệ" giờ không còn phù hợp, và Lôi Quân, CEO của hãng chính là người đầu tiên chịu áp lực từ sự sa sút của Xiaomi.
Việc cổ phiếu của hãng liên tục giảm giá trị đã khiến khối tài sản 13,4 tỷ USD từng đưa Lôi Quân lên vị trí người giàu thứ 4 Trung Quốc đã bốc hơi hơn 1/3. Danh sách 10 người giàu nhất Trung Quốc năm nay của tạp chí Forbes đã không còn tên của vị CEO này. Đây là điều không khiến nhiều người bất ngờ nhưng không ít người đam mê công nghệ cảm thấy tiếc nuối.
Năm 2014, Xiaomi nổi lên với hàng loạt các sản phẩm mang tính đột phá như điện thoại thông minh, máy tính bảng, vòng tay theo dõi sức khỏe hay thậm chí là nồi cơm thông minh, bóng đèn thông minh, ổ điện thông minh. Các sản phẩm của Xiaomi mang công nghệ tiên tiến lại có mức giá rất hấp dẫn.
Nhận khoản đầu tư khổng lồ 1,1 tỷ USD, nhiều người tin rằng doanh nghiệp này sẽ còn tiến xa. Công ty được định giá 45 tỷ USD năm 2014 và được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng gấp đôi lên mức 100 tỷ USD trong năm 2015. Tuy nhiên, hai năm tiếp sau đó của Xiaomi và Lôi Quân không màu hồng như dự đoán.
Việc không ra mắt được thêm sản phẩm nào mang tính đột phá cùng với sự bão hòa của phân khúc giá rẻ với sự cạnh tranh gay gắt từ Huawei, Oppo và Vivo đã khiến thị phần của Xiaomi liên tục teo nhỏ.
Theo số liệu từ tổ chức nghiên cứu IDC, trong quý II năm 2016, doanh số của Xiaomi tại trị trường Trung Quốc giảm tới 40% trong khi thị trường thiết bị thông minh nước này vẫn tăng trưởng 9%.
Cả 3 đối thủ cạnh tranh của hãng đều có doanh số tăng đáng kể trong giai đoạn này.
Sau khi đạt đỉnh giá trị, Xiaomi đã có 2 năm liền không đạt chỉ tiêu doanh số và chỉ tiêu lợi nhuận.
Nhiều nhà phân tích cho rằng chính việc sản phẩm của Xiaomi quá đa dạng khiến công ty này mất định hướng và không tập trung nguồn lực cho một mũi nhọn cụ thể nào. Đây là nguyên nhân khiến điện thoại và máy tính bảng của Xiaomi thua kém doanh số so với các hãng điện thoại khác, còn các thiết bị phụ kiện thông minh lại thua các doanh nghiệp nước ngoài, vốn vượt trội Xiaomi về chất lượng.
Tương tự cổ phiểu của công ty, giá trị tài sản của Lôi Quân đạt đỉnh vào tháng 8/2015, với 13,4 tỷ USD theo định giá của Forbes và liên tục giảm trong giai đoạn cuối năm 2015 và cả năm 2016.
Chỉ sau 16 tháng, thay vì gia tăng tài sản như kỳ vọng, Lôi Quân mất 5 tỷ USD, rơi khỏi top 10 người giàu nhất Trung Quốc.
Trong 2 năm, từ vị trí được so sánh với Apple, Xiaomi giờ được nhận định nhiều khả năng sẽ gia nhập cùng Nokia, Blackberry hay HTC, những gã khổng lồ một thời lụn bại vì ngủ quên trên chiến thắng.
Nếu Lôi Quân muốn trở lại danh sách giàu nhất Trung Quốc năm 2017 của tạp chí danh tiếng Forbes và đưa Xiaomi giành lại hào quang 2 năm trước, thay đổi là điều cần thiết.
Theo Zing
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.