Công nghiệp ô tô sẽ phục hồi ra sao sau 'cú sốc' Covid-19?

Doanh số bán xe trên toàn cầu được dự báo giảm tới 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn mọi lĩnh vực khác, ngành công nghiệp ô tô đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
Công nghiệp ô tô sẽ phục hồi ra sao sau 'cú sốc' Covid-19?

Dịch Covid-19 đã khiến nhiều nhà máy sản xuất xe hơi trên thế giới phải đóng cửa. Ngay cả khi việc sản xuất xe được nối lại ở nhiều quốc gia thì các công ty vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề. Trong đó có cả sự suy giảm về nhu cầu do khách hàng không muốn đến các đại lý và những thách thức tài chính khiến nhiều người không mặn mà với việc mua xe mới.

Doanh số sụt giảm mạnh

Hãng nghiên cứu thị trường IHS dự đoán doanh số xe hạng nhẹ trên toàn cầu sẽ sụt giảm 22%, từ 90 triệu xuống còn 70 triệu chiếc trong năm 2020. Sự suy giảm diễn ra ở tất cả thị trường lớn trên thế giới.

Asia Times cho biết: Các nhà phân tích từ Counterpoint cho rằng thị trường Mỹ sẽ sụt giảm 24% trong năm nay. Doanh số ô tô mới giảm 55% so với 2019. Nhu cầu tiêu dùng suy giảm và nguồn cung tại thị trường này cũng giảm dần.

Thị trường châu Âu cũng chứng kiến sự sụt giảm tương tự. IHS Markit dự báo doanh số bán xe hạng nhẹ năm 2020 chỉ còn 13,6 triệu chiếc, giảm 25%. Lệnh đóng cửa ở các nước châu Âu vì lo ngại dịch bệnh đã cản trở thương mại, vận tải, dẫn đến tác động tiêu cực trong hoạt động sản xuất và phân phối ô tô.

Các chuyên gia nhận định, sự phục hồi của ngành công nghiệp ô tô ở châu Âu sẽ ở những mức độ khác nhau, tùy theo lệnh hạn chế của từng chính phủ.

Tại Anh, tỷ lệ đăng ký ô tô mới giảm tới 44%, giảm mạnh hơn so với thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 và là mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1999.

Ngay cả ở Trung Quốc, công nghiệp ô tô cũng phải đối mặt với những khoản lỗ lớn. Đặc biệt khi đây là thị trường cung cấp phụ tùng ô tô cho thế giới với trị giá 34 tỷ USD (thống kê năm 2018). Trung Quốc chịu thiệt hại đáng kể trong giai đoạn đầu của Covid-19 (3 tháng đầu năm 2020). Quá trình phục hồi bắt đầu ngay sau khi dịch bệnh được hạn chế, nhưng theo các chuyên gia, nước này vẫn bị sụt giảm 15,5% về doanh số bán xe hạng nhẹ trong năm nay.

Các hãng xe đối phó với đại dịch

Thế giới đang học cách thích nghi với đại dịch Covid-19. Nhiều công ty ô tô thông báo hoãn cung cấp các dòng xe đặt trước do dịch bệnh. Một số nhà sản xuất đã có những sáng kiến để bán xe dễ dàng hơn và thích ứng với điều kiện khó khăn hiện nay. Ứng dụng công nghệ mới, tận dụng lợi thế của thương mại điện tử trong việc bán hàng đang là xu hướng.

Người tiêu dùng có thể truy cập những video trực tuyến về ô tô và tham quan ảo, nhiều doanh nghiệp cung cấp công cụ so sánh để người tiêu dùng nghiên cứu những chiếc ô tô yêu thích. Ngoài ra, các hãng xe cũng đưa ra chương trình hỗ trợ để giải quyết khó khăn về tài chính cho khách hàng.

Ngành công nghiệp ô tô phục hồi trở lại

Nhiều quốc gia đang nới lỏng các lệnh hạn chế và dần trở lại trạng thái bình thường mới trong khi vẫn tuân thủ biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Các chuyên gia nghiên cứu kỳ vọng nửa cuối năm, thị trường ô tô toàn cầu sẽ phục hồi. Dự kiến sản lượng chỉ giảm 8% so với con số 35% trong nửa đầu năm vừa qua.

Trung Quốc đã cho phép nhiều nhà máy ô tô sớm quay lại sản xuất theo nhu cầu của người tiêu dùng. Trong tháng 2 và tháng 3, lượng đăng ký xe mới giảm lần lượt 92% và 47% nhưng doanh số đã tăng vào tháng 5. Các phương pháp mới, trong đó có bán hàng không tiếp xúc giúp cải thiện doanh số ở thị trường này.

Ở thị trường châu Âu, nhiều chính phủ vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt cho tới tháng 5. Tình hình phục hồi khác nhau, tùy thuộc vào mỗi quốc gia. Doanh số bán ô tô có động cơ tại Pháp tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đức và Tây Ban Nha cũng theo xu hướng này. Tại Anh, doanh số bán hàng tăng trong tháng 6 do các đại lý mở cửa trở lại.

Trong khi đó, Mỹ vẫn phải đối mặt với tình hình dịch bệnh nghiêm trọng. Các chuyên gia nghi ngờ về triển vọng phục hồi của thị trường ô tô Mỹ. Những nhà phân tích vẫn giữ nguyên dự đoán trước đó khi cho rằng doanh số bán xe hạng nhẹ tại Mỹ sụt giảm 24% trong năm 2020. Do chuỗi cung ứng phức tạp, việc vận hành lại dây chuyền sản xuất xe hiệu quả đòi hỏi sự phối hợp giữa các bang của Hoa Kỳ.

Theo Infonet
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: