Cựu phi công Vietnam Airlines hé lộ chuyện lương thưởng

Thời gian gần đây, trên hầu hết các phương tiện truyền thông dậy lên luồng thông tin về thu nhập và công việc của phi công. Với tư cách một cựu phi công, là người trong cuộc, tôi xin được chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận riêng.
Cựu phi công Vietnam Airlines hé lộ chuyện lương thưởng

Tự hào là phi công của VNA

Là cựu phi công của VNA, đã gắn bó với chiếc máy bay và bầu trời gần 40 năm, tôi rất hiểu nỗi khổ cực, sự nguy hiểm của nghề lái máy bay, nhưng đồng thời cũng được thụ hưởng sự hãnh diện của công việc này trước mọi người.
Với những ai đã từng được vinh dự sống và làm việc ở Đoàn bay 919, họ đều rất tự hào về lịch sử 55 năm xây dựng và phát triển của nó. Nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử hào hùng của đoàn bay đã xảy ra một vụ việc đáng tiếc.
Tôi không muốn bàn đến những vấn đề về luật lệ, quyền hạn, về hợp đồng lao động hay những ràng buộc... Ở đây, tôi chỉ muốn nói cách suy nghĩ và hành xử của mỗi người.
Ai cũng thừa nhận phi công là một nghề đặc thù, nhân sự phi công là một đội ngũ “quý hiếm“, bởi vậy hàng không VN cũng đã có chế độ ưu đãi đặc biệt với phi công, chỉ với mức ưu đãi như hiện nay (chưa nói đến những mức ưu đãi theo lộ trình cho thời gian tiếp theo trong năm 2015) cũng đã là niềm ao ước của rất nhiều người có kỹ năng, có học vị ở Việt Nam.
Cựu phi công Vietnam Airlines hé lộ chuyện lương thưởng - anh 1

Máy bay của Vietnam Airlines chuẩn bị cất cánh

Trong nền kinh tế của VN hiện nay, ngoài phi công còn có biết bao nhiêu ngành nghề khác đòi hỏi những kỹ năng cao, có học vị, cũng là những nghề đặc thù, cũng đối mặt với hiểm nguy. Họ cũng là những lực lượng nhân sự "quý hiếm", cũng phải đối mặt với muôn vàn hiểm nguy, sao không thấy họ "nghỉ ốm hàng loạt"?

Tại sao?

Chúng ta đang sống và làm việc tại VN, trong nền kinh tế của VN mà lại so sánh với mức lương của phi công của các nước phát triển trên thế giới, tôi nghĩ đó là một sự so sánh khập khiễng.
Một thực tế hiện nay, mức thu nhập của phi công VN chỉ bằng khoảng 50% so với mức lương của các phi công nước ngoài đang làm việc tại VNA. Trước khi “lãn công”, các bạn có biết vì sao lại như vậy không?
20 năm về trước, VNA của chúng ta hoàn toàn không có phi công nước ngoài. Nhưng từ khi nền kinh tế VN phát triển, tốc độ tăng trưởng của hàng không còn nhanh hơn rất nhiều so với nền kinh tế VN. Do đó, chỉ còn cách thuê phi công nước ngoài. Để thuê được một phi công nước ngoài, bắt buộc VNA phải “bấm bụng“ trả cho họ mức lương ngang bằng với mức lương của họ đang hưởng ở những nước phát triển, kèm theo một số chế độ khác. Chúng ta cũng cần nhắc lại, trong thời kỳ đầu, những phi công của VN bay cùng với những phi công nước ngoài, họ được hưởng mức lương chỉ bằng 1/15 đến 1/10 so với những phi công nước ngoài. Nhưng tất cả đều vui vẻ, họ tin tưởng trong một thời gian không xa nữa, những phi công VN sẽ làm chủ kỹ thuật và sẽ thay thế dần những phi công nước ngoài. Và thực tế đã cho thấy rõ điều đó. Trong tương lai, khi chúng ta thực hiện được “Việt Nam hóa“ đội bay của VNA thì sẽ không còn sự chênh lệch này.
Mặt khác, gần như toàn bộ phi công của VNA đều do chi phí đào tạo của Nhà nước đài thọ. Chưa nói, tất cả những tài năng cá nhân của tất cả các thế hệ phi công ở VNA từ trước tới nay đều do tập thể bồi đắp và đào tạo mà có, đó là tài sản của tập thể, chứ không phải một tài năng bẩm sinh của cá nhân nào. Chắc ai cũng biết, với một tấm bằng phi công cơ bản, nếu có đi khắp thế giới này, cũng không thể nào tìm được một chỗ làm trong một công ty hàng không nào đó tầm cỡ như VNA. Do đó, những người phi công chân chính, tự trọng sẽ không bao giờ quay lưng lại với VNA, với cái nôi đã tạo dựng nên tài năng của họ.
Một người đã nói với tôi rằng, phi công là công việc của những con người đầy bản lĩnh, tự tin và quyết đoán, nhưng cũng rất lãng mạn. Đúng vậy, nếu như thượng đế có thể thực hiện được phép màu “cải lão, hoàn đồng“, thì tôi cũng vẫn chọn trở lại nghề phi công.
Cựu phi công
Theo NLĐ
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.