Đặc sản lợn rừng ăn tăng trọng, uống thuốc ngủ chờ Tết

Để kịp cho những chuyến hàng gom ngày tết, các tiểu thương đang hối hả "vỗ béo" cho gà rừng, gà Đông tảo, lợn rừng ăn tăng trọng, uống thuốc ngủ chờ têt.
Đặc sản lợn rừng ăn tăng trọng, uống thuốc ngủ chờ Tết

Anh Phạm Xương Chung (Hoàn Kiếm), phụ trách văn phòng một công ty bia lớn ở Hà Nội, cho hay, năm nay anh mua gà Đông Tảo để biếu sếp vào dịp Tết. Để thịt gà thơm ngon, chắc thịt và đặc biệt là “sạch cám cò”, anh đã mang gà về gửi nhà bà ngoại tận Nam Định từ đầu tháng 12 dương lịch.

Anh Chung nói: “Tôi đã mua gà sớm trước Tết gần 2 tháng để gột sạch cám cò. Cho ăn ngô, thóc, rau xanh, cây chuối để gà thải loại các loại thuốc trong cơ thể. Tuy nhiên, do thay đổi môi trường, kiểu chăm sóc, 2/5 con gà tôi mua về đã bị hen”.

Hỏi chủ gà thì được biết, chuyện gà bị hen, phân trắng là quá bình thường. Không những thế, anh này còn đưa một loại thuốc đã được pha chế và nói rằng, đây là loại thuốc do chính anh pha từ nhiều loại khác nhau, đảm bảo sau 3 mũi tiêm, gà sẽ khỏe mạnh trở lại.

Đặc sản lợn rừng ăn tăng trọng, uống thuốc ngủ chờ Tết ảnh 1

Lọ thuốc hen cho gà đặc sản.

Không phải người nuôi nhưng trong chuồng nhà anh Hồ Văn Tánh (Bắc Giang) có hàng chục con lợn đen, lợn rừng, lợn Mán do anh gom hàng chuẩn bị Tết. Hàng chục con lợn chen chúc trong chiếc chuồng chừng 50 m2. Chúng không ăn rau cám như nhiều người vẫn tưởng tượng. Đến giờ ăn, anh chỉ cần pha 2 thùng thức ăn công nghiệp (vỏ thùng sơn) và 2 đến 3 gói thức ăn tăng trọng là xong. Với số lượng hàng chục con lợn như vậy thì lượng thức ăn tương đối ít.Không riêng gì anh Chung, chị Đỗ Thị Nhung (TP. Nam Định) đặt 5 con gà biếuTết, mặc dù đồng ý chuyển hết tiền nhưng chủ gà ở ngã tư Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) cũng không đồng ý. Sau khi hỏi cặn kẽ, anh này mới tiết lộ, mùa đông là thời điểm gà dễ bị cúm, dễ chết nếu không dùng đúng thuốc. Vì thế, anh chỉ nhận tiền và giao gà ngay cho khách. Gà gửi lại, dù có đưa thêm tiền chăm sóc, anh cũng không nhận.

Anh Tánh cho biết: Nếu cho ăn nhiều thức ăn công nghiệp sẽ tăng chi phí chăm sóc, lợn sẽ tăng cân, bóng mượt, không giống với lợn rừng thường nhỏ người, gầy, lông xù. Chỉ cho lợn ăn cầm chừng để đảm bảo lợn không xuống cân là được.

Được quảng bá là thịt lợn rừng chuẩn F1 thả rông không lai không to bụng, chất lượng thịt săn chắc dai ngon ngọt đậm, một địa chỉ lợn Mán thuần chủng trên facebook có hàng trăm người đặt hàng, chung nhau “đụng” lợn.

Đặc sản lợn rừng ăn tăng trọng, uống thuốc ngủ chờ Tết ảnh 2
Đặc sản lợn rừng ăn tăng trọng, uống thuốc ngủ chờ Tết ảnh 3

Đặc sản lợn rừng ăn cám tăng trọng chờ Tết.

Tìm hiểu một vòng trên mạng, với giá lợn Mán “chuẩn” từ 120.000-140.000 đồng/kg hơi, lợn rừng từ 12-50 kg x 160.000 đồng/kg hơi, lợn có nanh dài 180.000-200.000 đồng/kg hơi,... thì có vô vàn, “thượng đế” tha hồ đặt nên chị đành thôi.Chị Hà Thị Thảo (Cầu Giấy, Hà Nội) là một trong số đó, cũng hăm hở đặt hàng. Tuy nhiên, sau khi tận mục sở thị chủ nuôi sinh năm 1996, trong nhà không có dấu hiệu rau cám, chủ yếu lướt face,... chị rất lăn tăn.

Theo nhiều thương lái, việc dùng thức ăn công nghiệp, thuốc tăng trọng cho lợn trong giai đoạn này là có thật. Do lượng hàng chuẩn bị cho Tết khá cao nên các tay buôn phải tập kết hàng từ trước. Nếu cứ để hàng rải rác trong dân thì khi “cháy hàng” sẽ rất vất vả để thu gom, nhất là với số lượng nhiều và đòi hỏi nhanh. Mặt khác, so với việc mua thức ăn như rau, cám, thóc, gạo, ngô,... thì việc cho ăn thức ăn công nghiệp sẽ tiện và rẻ hơn gấp nhiều lần.

Theo chuyên gia chăn nuôi, nếu tiêm vacxin thì sau 28 ngày mới nên sử dụng làm thức ăn. Đối với các loại thức ăn tăng trọng và thuốc chữa bệnh cũng cần thời gian tương tự để thải độc, tránh gây hại đến sức khỏe người dùng. Rõ ràng, với cách chăn nuôi trên, nhiều người tưởng là được ăn đặc sản nhưng hóa ra, lại chẳng bổ béo gì.

Theo Vietnamnet

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.