Đất nước trăm triệu dân phải có ngành công nghiệp ô tô!

(Ngày Nay) -Đáp lại những quan ngại nêu ra về việc Chính phủ đang tạo ra những rào cản bằng quy định hành chính về điều kiện kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu ô tô để bảo hộ sản xuất trong nước, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, Việt Nam chủ trương thúc đẩy nền công nghiệp ô tô trong nước bằng chính sách thuế…
Đại diện Ford Việt Nam phát biểu tại cuộc đối thoại
Đại diện Ford Việt Nam phát biểu tại cuộc đối thoại

Làm kinh doanh mà phập phồng lo thủ tục?

Tại cuộc đối thoại với các DN liên quan về Nghị định 116 của Chính phủ, Thông tư 03 mới ban hành của Bộ GTVT về lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu ô tô do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì sáng nay, nói về quy định mới về nộp giấy chứng nhận an toàn đối với kiểu loại ô tô nhập khẩu do nước ngoài cung cấp, Đại sứ Mỹ Dan Kritenbrink băn khoăn: “Tôi không biết Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền để tạo ra giấy chứng nhận này hay không”.

Ông cũng cho rằng quy định về việc kiểm tra khí thải an toàn đối với từng lô hàng ô tô nhập khẩu hay quy định có đường thử tổi thiểu 800m với nhà sản xuất ô tô cũng không rõ ràng.

“Chúng tôi muốn các quy định của Chính phủ phải rõ ràng hơn, thống nhất hơn, để những nhà xuất khẩu ô tô biết được các cách thức mà họ nên thực hiện”, Đại sứ Mỹ đề nghị phía Việt Nam tạm hoãn thực hiện Nghị định 116.

Đại diện cho DN sản xuất, nhập khẩu xe từ Mỹ - ông Phạm Văn Dũng, Chủ tịch HĐQT Ford Việt Nam kể về việc đang gặp rắc rối với gần 100 chiếc xe đã đặt hang từ Mỹ nhưng không dám nhập về Việt Nam vì vướng các quy định từ Nghị định 116.

“Hiện số xe này đang nằm lại ở một cảng của Mỹ, chúng tôi phải chi hơn 1.000 USD/ngày cho tiền kho bãi trong khi chất lượng xe ngày càng giảm đi”, ông Dũng đề nghị giải quyết cho Ford Việt Nam nhập lô xe này về theo quy định trước Nghị định 116, không phải thử nghiệm theo lô để giảm thiểu thiệt hại cho DN.

Nói về 4 vướng mắc từ Nghị định 116, Chủ tịch Ford Việt Nam cũng mong nghiên cứu lại để không tạo ra những quy định khác biệt với thông lệ quốc tế, không gây lãng phí không cần thiết cho DN.

“Làm kinh doanh chúng tôi mong làm sao có thể tập trung vào công việc chính là cải tiến sản phẩm để đem đến chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng thay vì ngồi phập phồng lo thủ tục hành chính”, ông Dũng nhấn mạnh.

Xe trong nước phải thử nghiệm thì xe nhập cũng phải thử

Ông Lê Ngọc Đức, Tổng Giám đốc Hyundai Thành Công thì đồng tình với chủ trương, đất nước 100 triệu dân như Việt Nam cần phải có ngành công nghiệp ô tô trong nước. Nghị định 116 chính là để hướng đến chiến lược này, thỏa mãn các yêu cầu đặt ra cho bài toán thúc đẩy phát triển sản xuất ô tô trong nước nhưng trong quá trình thực thiện, giai đonạ đầu, khi có sự thay đổi môi trường chắc chắn sẽ tạo ra những khó khăn trong ngắn hạn. Dù không nằm ngoài tác động khó khăn đó nhưng Huyndai vẫn ủng hộ chính sách của Chính phủ.

Để chuẩn bị cho việc này, Hyundai Thành Công đã thay đổi dần cơ cấu hoạt động, từ một doanh nghiệp đi lên từ hoạt động thương mại (nhập khẩu 100%), tới 2015 đã có 20% sản phẩm sản xuất trong nước, 80% nhập khẩu và 2017 thì đảo ngược tỷ lệ thành 80% xe sản xuất, lắp ráp trong nước, chỉ nhập về 20%, dự kiến 2018 tiếp tục nâng tỷ lệ xe sản xuất tại Việt Nam lên mức 90%.

Đi vào các vấn đề cụ thể, ông Đức nhấn mạnh, nếu ô tô sản xuất trong nước phải qua thử nghiệm thì xe nhập khẩu cũng phải thử nghiệm. Còn giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại là cơ sở đầu tiên để các cơ quan nhà nước và cả người tiêu dùng đánh giá xem chiếc xe nhập khẩu có đáp ứng được yêu cầu hay không.

Đại diện của Huyndai cũng phản bác quan điểm cho rằng không có mối liên hệ giữa chất lượng xe với đường thử vì chạy thực tế trên đường thử là khâu kiểm tra sau cùng để rà soát lỗi của sản phẩm trong điều kiện mô phỏng hoạt động của xe trên đường vận hành.

Muốn kinh doanh được thì phải đầu tư và so với hàng nghìn tỷ đồng doanh thu mỗi năm thì việc đầu tư đường thử tối thiểu 800m với mỗi hãng xe không khó, chính quyền địa phương chắc chắn cũng tạo điều kiện cấp đất, chỉ trừ trường hợp DN không mặn mà, không có ý định đầu tư lâu dài, “đứng chân” trên mảnh đất này.

Ông Lê Ngọc Đức chốt lại nhận định, Nghị định 116 đã tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu ô tô. Ông cho rằng, không nên hoãn việc thực thi Nghị định, bởi như thế sẽ không công bằng với các doanh nghiệp đang nỗ lực, cố gắng để đáp ứng được các yêu cầu của Nghị định.

Thúc đẩy sản xuất ô tô bằng chính sách thuế

Đất nước trăm triệu dân phải có ngành công nghiệp ô tô! ảnh 1Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị các đối tác ủng hộ chủ trương phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước của Việt Nam.

Đại diện phía cơ quan quản lý Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, quy trình làm Nghị định 116 đã tuân thủ nghiêm túc những quy định về ban hành một văn bản quy phạm pháp luật. Để xây dựng Nghị định này, Thủ tướng đã ra quyết định thành lập một tổ công tác chuyên ngành về lĩnh vực ô tô, thành phần gồm Bộ GTVT, Tài chính, Công Thương, KH-CN, một số nhà nghiên cứu cũng như doanh nghiệp, trong đó có cả VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam)....

“Có thể chúng tôi không đi hết được đến từng DN nhưng chắc chắc đã có sự bàn luận, phản biện, thậm chí tranh cãi về các vấn đề để tiếp nhận thông tin” – ông Hải nhấn mạnh.

Liên quan đến quy định về đường thử, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải giải thích, Nghị định 115 năm 2004 của Chính phủ đã có quy định này nhưng đường thử chỉ cần dài 500m. Đến nay, sau gần 20 năm, không thể giữ mãi quy định đó, xã hội thay đổi nên cần điều kiện khắt khe hơn. Chỉ ít năm trước, Việt Nam chưa có đường cao tốc, nay đã có cao tốc cho phép chạy tới 120km/h, như vậy xe ô tô cũng cần đường thử khác.

Thứ trưởng Công Thương cũng khẳng định Chính phủ Việt Nam không phân biệt DN Việt Nam hay FDI mà đều vì mục đích tạo sự bình đẳng giữa DN sản xuất, lắp ráp trong nước và DN nhập khẩu ô tô.

Thứ trưởng Bộ GT-VT Lê Đình Thọ nêu quan điểm, đã đến lúc cần hành lang pháp lý nhất định, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công nghiệp ô tô phát triển, với nội lực của Việt Nam nhưng rất cần nhà đầu tư nước ngoài hợp tác đầu tư trong lĩnh vực này.

Thứ trưởng Thọ nêu con số, Việt Nam có 92 triệu dân nhưng mới có khoảng 2,8 triệu ô tô hoạt động, trong khi đó, nhu cầu về vận tải rất lớn.

“Đến nay, cơ cấu về thị phần vận tải thì đường bộ vẫn chiếm một thị phần rất lớn, như vậy phương tiện ô tô đang chiếm thị trường rất lớn. Nhưng số lượng ô tô củar Việt Nam so với các nước trong khu vực đang ở quá xa. Riêng ở TP Bangkok đã có 5,6 triệu ô tô, Hàn Quốc là 19 triệu. So với mặt bằng, tỷ lệ ô tô của chúng ta rất thấp” – Thứ trưởng Bộ GTVT dẫn chứng và cho rằng, xuất phát điểm của Việt Nam thấp nên nhu cầu phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam rất cần.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ khẳng định, Nghị định 116 ra đời đề cập đến 2 điều kiện cơ bản nhất của kinh doanh, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô, đó vấn đề an toàn, và quyền lợi của người tiêu dùng.

“Về vấn đề an toàn, chúng tôi phải có quy định bắt buộc như các nước. Một phương tiện ngoài phục vụ nhu cầu thiết yếu nhất vẫn phải tính đến vấn đề tính mạng con người. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ TNGT rất lớn, một năm 9.000 người chết, chưa tính hơn 10.000 người bị thương khi lưu thông trên đường. Nên vấn đề đưa ra tiêu chuẩn để kiểm soát phương tiện là vấn đề tất yếu mà nước nào cũng phải làm” – Thứ trưởng GTVT nhấn mạnh.

Chốt lại cuộc đối thoại, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng khẳng định, Nghị định 116 được xây dựng công phu, trước khi ban hành đã lấy ý kiến các doanh nghiệp, các đối tượng tác động. Chủ trương của Chính phủ là tạo cơ chế chính sách tốt hơn nhằm thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước để sản xuất ô tô chất lượng. Cùng với đó, Chính phủ cũng tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, cắt bỏ các rào cản, thủ tục bất hợp lý; đồng thời quan tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ…

Bộ trưởng đề nghị các cơ quan nước ngoài, các hiệp hội, doanh nghiệp ủng hộ chủ trương của Việt Nam là phát triển ngành công nghiệp ô tô để dần từng bước tự chủ và tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa thông qua các cơ chế, chính sách và chính sách thuế. Việt Nam không đặt rào cản hành chính để tạo chi phí với doanh nghiệp.

Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ yêu cầu xem xét thông tin phía Ford Việt Nam phản ánh là với mỗi lô hàng phải thử nghiệm, DN mất thêm 10.000 USD và nhắc nhở, làm sao để tránh việc hiểu sai là Chính phủ tạo ra những điều kiện, rào cản để co kéo lợi ích. Việt Nam sẽ phát triển nền công nghiệp ô tô để từng bước tự chủ và tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa, tọa thay đổi bằng chính sách thuế chứ không phải bằng biện pháp hành chính.

Theo Dân trí

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.