Đề nghị cho hơn 8.000 lao động nước ngoài trở lại Việt Nam làm việc

Bộ LĐ-TB&XH vừa đề xuất Chính phủ cho phép hơn 8.400 lao động nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam để giải quyết tình trạng thiếu chuyên gia, nhà quản lý tại doanh nghiệp và dự án trọng điểm. Trong đó có những dự án trong điểm bị ảnh hưởng như đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), nhiệt điện Vĩnh Tân 1...
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chưa thể tái khởi động do thiếu chuyên gia và lao động Trung Quốc.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chưa thể tái khởi động do thiếu chuyên gia và lao động Trung Quốc.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các quốc gia, trong đó có Việt Nam áp dụng chính sách hạn chế đi lại, dẫn tới nhiều lao động người nước ngoài, đặc biệt chuyên gia, người quản lý doanh nghiệp chưa thể trở lại Việt Nam làm việc.
Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới tiến độ các dự án trọng điểm, dự án lớn, cũng như ổn định sản xuất của doanh nghiệp.
Do đó, Bộ LĐ-TB&XH vừa kiến nghị Thủ tướng: Cho phép cấp phép lao động, xác nhận thuộc diện cấp giấy phép lao động cho các chuyên gia, người lao động làm tại các dự án trọng điểm, dự án lớn, cấp thiết… sau khi họ hoàn thành thủ tục y tế.
Cùng đó, cho phép người lao động nước ngoài về nghỉ Tết Nguyên đán được quya lại Việt Nam làm việc sau khi hoàn thành thủ tục cách ly y tế.
Theo báo cáo của 63 tỉnh thành, hiện cả nước có 94.000 lao động nước ngoài được cấp phép làm việc tại Việt Nam. Trong đó, tới nay mới có hơn 68.000 người trở lại Việt Nam làm việc. Còn hơn 25.400 lao động nước ngoài chưa thể quay lại Việt Nam làm việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19 (đa số là lao động Trung Quốc và Hàn Quốc). Số lao động này chủ yếu là chuyên gia, lao động có trình độ chuyên môn, người quản lý.
Thực tế đó dẫn tới nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư thiếu hụt lao động quản lý, chuyên gia để triển khai các dự án, công trình trọng điểm, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Dù các địa phương đã hỗ trợ tuyển người thay, nhưng trong thời gian ngắn khó đáp ứng được.
Do đó, các địa phương và cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam cùng kiến nghị ưu tiên cho hơn 8.400 lao động nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam (chủ yếu là lao động Trung Quốc và Hàn Quốc). 
Trong đó có khoảng 2.000 người đang tham gia các dự án trong điểm quốc gia, như dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (khoảng 100 người), nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (76 người), Samsung Bắc Ninh (700 người), Samsung Thái Nguyên (150 người)…
Liên quan đến việc lênh hạn chế nhập cảnh của Bộ GTVT vừa ban hành, được biết lệnh hạn chế trên không áp dụng với khách nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ, người phục vụ các hoạt động đối ngoại; các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, và trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng - chống dịch COVID-19.
Theo Tiền Phong
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.