Dịch nCoV đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu

(Ngày Nay) - Gần hai thập kỷ đã trôi qua kể từ khi dịch SARS xuất hiện ở Trung Quốc, giết chết hàng trăm người và gây ra sự hoảng loạn khiến cho nền kinh tế toàn cầu.
Dịch nCoV đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu kể từ khi dịch SARS năm 2003 bùng phát. Quốc gia này vươn lên trở thành công xưởng của thế giới, tạo ra các sản phẩm như iPhone và thúc đẩy nhu cầu sử dụng dầu và đồng. Đất nước này cũng tự hào có hàng trăm triệu người tiêu dùng giàu có, sẵn sàng bỏ tiền mua các sản phẩm xa xỉ, đi du lịch. Nền kinh tế Trung Quốc chiếm khoảng 4% GDP thế giới năm 2003 và hiện chiếm 16% sản lượng toàn cầu.

Hiện tại, khi dịch nCoV bùng phát dữ dội và khiến hơn 800 người thiệt mạng và 37.000 người nhiễm bệnh, các nhà phân tích lo ngại dịch bệnh mới nhất này có thể tàn phá nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu.

"Sự bùng phát dịch bệnh có khả năng gây ra sự biến dạng kinh tế và thị trường nghiêm trọng. Nhưng quy mô của tác động cuối cùng sẽ được xác định bằng cách virus lan truyền và phát triển, điều gần như không thể dự đoán, cũng như cách các chính phủ phản ứng", Neil Shear - chuyên gia công ty tư vấn tài chính Capital Economics, cho biết..

Sau đại dịch SARS 2003, kinh tế thế giới cũng có những biến chuyển sâu sắc.

Toàn cầu hóa đã khuyến khích các công ty xây dựng chuỗi cung ứng xuyên biên giới, khiến các nền kinh tế kết nối với nhau nhiều hơn. Các ngân hàng trung ương lớn đã sử dụng nhiều nguồn lực để chống lại các đợt suy thoái kinh tế kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy có thể khiến việc phối hợp giải quyết các vấn đề toàn cầu trở nên hết sức khó khăn, trong đó có dịch bệnh.

Virus corona mới đang đe dọa tới chuỗi cung ứng của thế giới và nhiều doanh nghiệp.

Các nhà máy ô tô trên khắp Trung Quốc đã được lệnh đóng cửa sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khiến các nhà sản xuất như Volkswagen, Toyota, Daimler, General Motors, Renault, Honda và Hyundai chưa thể tái khởi động dây chuyền sản xuất.

Theo công ty xếp hạng S & P Global, dịch bệnh sẽ buộc các nhà sản xuất ô tô ở Trung Quốc phải cắt giảm sản lượng khoảng 15% trong quý đầu tiên. Toyota cho biết vào thứ Sáu rằng họ sẽ chưa mở cửa các nhà máy của mình ít nhất cho đến ngày 17/2.

Các nhà sản xuất xa xỉ phẩm cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch nCoV. Thương hiệu Burberry của Anh đã đóng cửa 24 trong số 64 cửa hàng tại Trung Quốc đại lục. Hàng chục hãng hàng không toàn cầu đã thu hẹp các chuyến bay đến và đi khỏi Trung Quốc.

Khó khăn hơn nữa là mối đe dọa đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Qualcomm (QCOM), nhà sản xuất chip điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, cảnh báo rằng dịch nCoV đang gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường tiêu thụ điện thoại và linh kiện công nghệ. Hiện tại, tình trạng thiếu phụ tùng ô tô đã buộc Hyundai phải đóng cửa các nhà máy ở Hàn Quốc và khiến Fiat Chrysler phải lên kế hoạch dự phòng để tránh đóng cửa các nhà máy ở châu Âu.

Các nhà kinh tế nói rằng mức độ gián đoạn hiện tại là có thể chịu đựng được. Nếu số ca nhiễm mới bắt đầu chậm lại và các nhà máy của Trung Quốc sớm mở cửa, thiệt hại sẽ chỉ như "cơn gió lạnh" thoảng qua cho nền kinh tế Trung Quốc trong quý đầu tiên. Tuy nhiên, nếu virus tiếp tục lây lan, thiệt hại kinh tế sẽ tăng lên nhanh chóng.

Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực chống lại các tác động kinh tế do hậu quả của dịch nCoV. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất trong tuần này và bơm một lượng tiền mặt khổng lồ vào thị trường để giúp giảm áp lực cho các ngân hàng và người vay. Các quan chức cũng đã công bố giảm thuế và trợ cấp mới được thiết lập để cứu trợ cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng dễ bị khủng hoảng hơn so với 17 năm trước khi đại dịch SARS nổ ra.

Raphie Hayat, một nhà phân tích của ngân hàng ngân hàng Hà Lan ING cho biết: "Trung Quốc hiện có mức nợ cao hơn, căng thẳng thương mại với một đối tác lớn và tình hình kinh tế không mấy khả quan trong năm qua, điều này không đủ để Trung Quốc có động lực vững chắc trong cuộc chiến chống dịch bệnh". 

Theo CNN
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.