Dịch vụ làm đẹp Hàn Quốc sắp 'đổ bộ' vào Việt Nam

(Ngày Nay) - Sau khi được xóa bỏ 7 dòng thuế đối với mỹ phẩm, nhiều thương hiệu chăm sóc sắc đẹp của Hàn Quốc đang tìm đường vào Việt Nam thông qua mô hình nhượng quyền.
Doanh nghiệp chăm sóc sắc đẹp Hàn Quốc đang tích cực tìm đối tác nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam.
Doanh nghiệp chăm sóc sắc đẹp Hàn Quốc đang tích cực tìm đối tác nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam.

“Việt Nam hiện là thị trường tiềm năng nhất đối với các công ty hoạt động trong ngành chăm sóc sắc đẹp của Hàn Quốc. Có thể xuất phát từ việc thu nhập bình quân ngày càng cao hoặc do yêu cầu công việc mà tỷ lệ phụ nữ và giới trẻ thành thị Việt Nam có nhu cầu làm đẹp bằng liệu trình chuyên nghiệp tăng rất nhanh. Theo một thống kê chưa chính thức, ước tính con số này vào khoảng 30%”, ông Cho Yun Oh – đại diện thương hiệu chăm sóc da và thẩm mỹ viện Beaupeople nhận định.

Theo ông Cho, Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nhượng quyền nước ngoài trong ngành làm đẹp, do đó đây là thị trường màu mỡ và dự báo sẽ trở thành xu hướng kinh doanh dẫn dầu trong vòng 10 năm tới. Hiện công ty cũng tích cực tìm kiếm đối tác để phát triển mô hình nhượng quyền salon chăm sóc da và học viện thẩm mỹ.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của thị trường này là xu hướng tiêu dùng thay đổi liên tục do quá trình hội nhập diễn ra nhanh chóng, dẫn đến sự cạnh tranh và đào thải rất khốc liệt. Để đảm bảo khả năng thành công cao nhất, hầu hết doanh nghiệp Hàn Quốc đều xây dựng nền tảng vững chắc ở những thị trường lân cận như Thái Lan, Singapore… trước khi tính đến việc “đổ bộ” vào đây.

Đại diện Leekaja HairBis, thương hiệu chăm sóc tóc sở hữu số lượng cửa hàng trong nhóm dẫn đầu tại Hàn Quốc mới đây cũng xác nhận thông tin Việt Nam có thể là điểm đến tiếp theo trong kế hoạch nhượng quyền thương hiệu toàn cầu. “Phần lớn các trào lưu Hàn Quốc đều được giới trẻ Việt Nam yêu thích, điển hình như âm nhạc và ẩm thực. Đây là một trong những điều làm chúng tôi tự tin hơn cho dự định chinh phục thị trường này”, vị này nói.

Chia sẻ về dự định tại thị trường Việt Nam, đại diện Leekaja HairBis cho biết ngoài dịch vụ chăm sóc tóc và phụ kiện nhập khẩu thì thương hiệu này cũng sẽ tập trung nghiên cứu những dòng sản phẩm làm đẹp riêng để phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Vị này cũng tiết lộ sẽ có chiến lược thu hút khách hàng nam giới, đối tượng ít được các nhãn hàng chăm sóc sắc đẹp quan tâm.

“Tôn chỉ của chúng tôi khi nhượng quyền thương hiệu tại bất cứ quốc gia nào là phải chú trọng đến việc đào tạo nhân lực tiếp quản và vận hành trung tâm chăm sóc sắc đẹp. Điều này được thực hiện thông qua các học viện thẩm mỹ với chương trình giảng dạy kết hợp bí quyết của Leekaja và tâm lý tiêu dùng của khách hàng địa phương. Chúng tôi có phần lo lắng khi thực hiện điều này tại thị trường Việt Nam”, đại diện thương hiệu này cho biết.

Ông Yoon Joo Young, Giám đốc Thương vụ Hàn Quốc tại TP HCM nhận định, mô hình nhượng quyền thương hiệu Hàn Quốc đang khá thành công trong vài năm gần đây, đặc biệt đối với lĩnh vực ẩm thực và làm đẹp. Thị trường này đang có điều kiện thuận lợi nhiều phía, từ xu hướng tiêu dùng của người Việt đến chính sách hợp tác thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).

Theo ông Yooon, việc ngày càng nhiều thương hiệu chăm sóc sắc đẹp nhắm đến thị trường Việt Nam là tín hiệu tích cực, ghi nhận những thành công ban đầu của VKFTA khi Việt Nam cam kết xóa bỏ 265 dòng thuế cho Hàn Quốc, trong đó có 7 dòng thuế áp dụng với mỹ phẩm. “Chúng tôi kỳ vọng việc doanh nghiệp Hàn Quốc tìm đến đây cũng sẽ tăng tính cạnh tranh, tạo động lực cho các thương hiệu nhượng quyền nội địa phát triển”, ông Yoon nói.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính đến nay có khoảng 163 thương hiệu nhượng quyền vào thị trường Việt Nam, đạt mức tăng trưởng khoảng 15-25% một năm. Trong đó, có 11 doanh nghiệp Hàn Quốc nhưng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực.

Riêng về mặt hàng mỹ phẩm, dữ liệu từ Trade Map của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) và Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, từ con số chưa đầy 500 triệu USD năm 2011, giá trị mỹ phẩm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đã tăng lên hơn 1,1 tỷ USD năm 2016. Con số này được dự báo tiếp tục tăng gấp đôi, lên khoảng 2,2 tỷ USD vào năm 2020.

Các số liệu này cũng được củng cố khi báo cáo nghiên cứu thị trường của Euromonitor International cũng cho biết, quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam, với 90% là hàng nhập khẩu, đã vượt mốc 1 tỷ USD từ cách đây 2 năm với mức tăng trưởng hằng năm thường xuyên đạt 2 con số.

Tỷ trọng dành cho mặt hàng này trong tổng ngân sách của của người tiêu dùng cũng được các chuyên gia ước tính tăng lên mức 1,2% sau 3 năm nữa, so với con số 0,4% của năm 2011.

Theo Vnexpress
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.