Doanh nghiệp Việt về tay người Thái - Bài 3: Để doanh nghiệp Việt không “thất thủ” trên chính sân nhà

(Ngày Nay) - Trong cuộc chơi mang tên hội nhập, việc cá lớn nuốt cá bé là điều hết sức bình thường. Thậm chí, các doanh nghiệp Việt còn phải chấp nhận sáp nhập, bán bớt cổ phần để liên kết với các đối thủ nước ngoài, hòng mong có được sân chơi trên chính sân nhà.

Người Thái tiếp tục “gây sự chú ý” khi mua 34% cổ phần công ty Nước mặt Sông Đuống. Ảnh: Tư liệu
Người Thái tiếp tục “gây sự chú ý” khi mua 34% cổ phần công ty Nước mặt Sông Đuống. Ảnh: Tư liệu
Mặc dịch, người Thái vẫn tiếp tục đổ vốn vào Việt Nam
Mới đây nhất, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam đã thẳng thắn chia sẻ rằng, họ muốn tăng cường thêm sự hiện diện của mình trên thị trường Việt. Do đó, dù kinh tế đang gặp nhiều khủng hoảng do Covid-19, người Thái vẫn tiếp tục đổ vốn vào Việt Nam. Gần đây nhất, công ty TNHH Delta Electronics (Thái Lan) đã công bố kế hoạch thành lập công ty con tại Việt Nam trong quý II hoặc quý III/2020. Công ty con này có 100% vốn sở hữu của Delta Thái Lan và sẽ được thành lập tại Việt Nam với vốn điều lệ 500.000 USD.
Ngoài việc mua 34% cổ phần Công ty Nước mặt sông Đuống, WHA Utilities and Power của Thái cũng đã mua 47,3% cổ phần Công ty cổ phần Cấp nước Cửa Lò tại Nghệ An. Bên cạnh đó, SCG - Tập đoàn đa ngành của Thái vừa mới quyết định liên doanh với nhà sản xuất bìa cứng Rengo (Nhật Bản) để mua khoảng 15% cổ phần của công ty Bao bì Biên Hòa.
Công ty Super Energy Corporation Company Limited (Thái Lan) đã quyết định chi 457 triệu USD cho việc sở hữu cổ phần và đầu tư vào 4 dự án điện mặt trời, gồm Lộc Ninh 1 (200 MW), Lộc Ninh 2 (200 MW), Lộc Ninh 3 (150 MW) và Lộc Ninh 4 (200 MW) tại tỉnh Bình Phước.
Doanh nghiệp Việt về tay người Thái - Bài 3: Để doanh nghiệp Việt không “thất thủ” trên chính sân nhà ảnh 1
Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh. Ảnh: NVCC
Từ năm 2011 đến năm 2018, tổng các khoản đầu tư vào Việt Nam của các tập đoàn Thái Lan đã đạt gần 9 tỉ đô la, với hàng loạt thương vụ M&A đáng chú ý. Tuy nói rằng đây là kết quả tất yếu của việc hội nhập, kinh tế thị trường, nhưng cũng có nhiều chuyên gia lo ngại vì việc liên tục thâu tóm, tìm cách nắm cổ phần các doanh nghiệp đầu ngành đã thể hiện tham vọng “bành trướng” của người Thái.
Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định: “Cần phải cảnh giác việc người Thái nhắm đến quá nhiều doanh nghiệp trọng yếu trong nền kinh tế Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến các hệ lụy không mong muốn. Ví như, khi họ nắm hầu hết các kênh phân phối, bán lẻ, họ sẽ hạn chế hoặc không phân phối hàng Việt trên chính thị trường Việt. Như vậy là các nhà sản xuất Việt Nam lại thất bại trên chính sân nhà”.
Doanh nghiệp Việt phải chủ động
Theo Tiến sĩ kinh tế Lê Bá Chí Nhân, chúng ta tiếc những thương hiệu đã vào tay người Thái, nhưng cũng phải nhìn nhận một cách khách quan là thương hiệu đầu ngành của Việt Nam vẫn chưa đủ vươn tầm quốc tế. Bên cạnh đó, nhân tài người Việt trên thương trường còn khá ít, tầm nhìn chưa cao, tài chính thiếu, quản trị chưa đủ lực.
“Các doanh nghiệp Việt hiện đang còn làm ăn đơn lẻ. Trong khi người Thái họ liên kết kinh doanh theo chuỗi, nhằm cung ứng đầy đủ các khía cạnh của một dịch vụ, sản phẩm. Để không bị rơi vào tình huống từ làm chủ, chuyển sang lệ thuộc, doanh nghiệp Việt cần phải chủ động hợp tác liên kết. Quản trị không đủ lực thì mời chuyên gia nước ngoài về dạy, thậm chí mời người giỏi về làm CEO” - chuyên gia Lê Bá Chí Nhân chia sẻ thêm.
Doanh nghiệp Việt về tay người Thái - Bài 3: Để doanh nghiệp Việt không “thất thủ” trên chính sân nhà ảnh 2
Liên kết, hợp tác kinh doanh theo chuỗi là cách để các doanh nghiệp nước ngoài lớn mạnh, bền vững. Ảnh minh họa
Tiến sĩ kinh tế Đinh Thế Hiển cho biết, để doanh nghiệp Việt phát triển bền vững trên sân nhà ngoài các yếu tố về cơ chế, hành lang pháp lý thì quan trọng nhất là tự thân các doanh nghiệp phải chủ động thay đổi. “Thứ nhất, các doanh nghiệp phải xác định mục đích kinh doanh thật cụ thể, tìm ra được kim chỉ nam của riêng mình, làm cái gì mình giỏi nhất và tốt nhất. Đừng đầu tư lan man để mất nguồn tài chính rất đáng tiếc. Thứ hai, phải hiểu mô hình kinh doanh đại chúng, tập hợp nhân tài, chia sẻ lợi nhuận để cùng nhau phát triển, chứ không phải chỉ muốn nắm quyền lực về phía mình, đây là bệnh rất nhiều ông chủ ở Việt Nam mắc phải” - ông Đinh Thế Hiển đưa ra giải pháp.
Thực tế cho thấy, lâu nay các doanh nghiệp Việt khó tìm ra được tiếng nói chung. Hầu hết đều đang trên đà tranh giành thị phần, chèn ép lẫn nhau mà không để ý đến những ông lớn đến từ khắp nơi trên thế giới (chứ không riêng gì người Thái) đang chực chờ thâu tóm. Thị phần mất, muốn hoạt động kinh doanh ngay trên sân nhà, phải đành chấp nhận chia sẻ thị phần cho doanh nghiệp nước ngoài, chấp nhận sáp nhập để mong có cơ hội phát triển.
Hy vọng cuộc chơi hội nhập đầy khắc nghiệt, cam go sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam thức tỉnh, nhìn lại mình và chủ động nắm giữ vị thế của mình trên chính sân nhà.
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.