EVN được tự tăng giá dưới 5% là phù hợp

(Ngày Nay) - Cục trưởng Cục điều tiết điện lực - ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, để phù hợp với quy định tại các Luật, Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg đã quy định EVN được phép điều chỉnh 3% đến dưới 5% khi có biến động.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày 30/6/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, thay thế Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, áp dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện, với khá nhiều thay đổi về giá điện.

Cục trưởng Cục điều tiết điện lực - ông Nguyễn Anh Tuấn đã có những chia sẻ với PV về Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg vừa ban hành.

EVN được tự tăng giá dưới 5% là phù hợp ảnh 1Cục trưởng Cục điều tiết điện lực Nguyễn Anh Tuấn

Giảm ngưỡng cho phép EVN điều chỉnh giá điện xuống dưới 5%

- Xin ông cho biết những thay đổi chính của Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân so với Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg được xây dựng trên cơ sở kế thừa và sửa đổi, bổ sung Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg với các nội dung chính gồm:

Quy định rõ cơ chế điều điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm theo biến động các thông số đầu vào cơ bản và cơ chế điều chỉnh giá điện hàng năm, theo biến động thông số đầu vào của tất cả các khâu (qui định tại khoản 1 Điều 3).

Bổ sung Điều 4 về Phương pháp lập giá bán điện bình quân, quy định các thành phần chi phí sản xuất kinh doanh điện.

Sửa đổi thẩm quyền quyết định điều chỉnh giá bán điện bình quân tại Điều 4 Quyết định 69/2013/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh giá bán điện theo hướng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được phép quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành. Bổ sung quy định về chế độ báo cáo, kiểm tra, giám sát và công bố thông tin.

- Theo Quyết định 24, EVN được phép tăng giá điện bình quân từ 3 - 5%. Xin ông lý giải rõ hơn về vấn đề này?

Quy định về thẩm quyền điều chỉnh giá bán lẻ điện tại Quyết định 24 là phù hợp với quy định tại Luật Giá và Luật Điện lực.

Cụ thể, điểm b khoản 3 Điều 19 Luật Giá và khoản 2 Điều 31 Luật Điện lực đã quy định cơ chế quản lý giá điện theo hướng Thủ tướng Chính phủ không quy định giá bán lẻ điện cho từng đối tượng khách hàng, mà chỉ quy định khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để tính giá bán lẻ điện cụ thể cho từng đối tượng khách hàng sử dụng điện.

Để phù hợp với quy định tại các Luật trên, Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg quy định EVN được phép điều chỉnh 3% đến dưới 5% khi có biến động của các thông số đầu vào cơ bản để đảm bảo phản ánh kịp thời các biến động vào giá điện.

Đối với việc điều chỉnh từ 5% trở lên, do có tác động lớn đến kinh tế xã hội nên cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Vậy tại sao mức tối thiểu điều chỉnh giá bán lẻ điện thay đổi từ 7% như quy định tại Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg sang mức 3% như quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg?

Việc điều chỉnh nêu trên là để phù hợp với thực thực tế hiện nay, với việc giá nhiên liệu trên thế giới, đặc biệt là giá dầu biến động lớn và tỷ giá ngoại tệ giữa đồng USD và đồng Việt Nam có xu hướng tăng cao thì việc chỉ điều chỉnh giá bán điện bình quân khi giá điện tăng từ 7% trở lên sẽ không phản ánh kịp thời biến động của các các thông số đầu vào cơ bản trong năm.

Giá điện không phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh gây lỗ cho các đơn vị điện lực và không thu hút đầu tư, từ đó không đáp ứng được nhu cầu phụ tải điện hiện nay (từ 12%-14%).

Ngoài ra, theo Báo cáo kết quả kiểm tra giá thành năm 2015 của Bộ Công Thương, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2015 của EVN là 234,73 nghìn tỷ đồng. Việc thực hiện điều chỉnh tăng giá điện 7% đồng nghĩa với việc tăng tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện ít nhất khoảng 16 nghìn tỷ đồng sẽ khó đạt được sự đồng thuận của người dân trong việc tăng giá điện, gây khó khăn trong việc điều chỉnh giá điện theo giá thị trường.

Vì vậy, cần giảm ngưỡng điều chỉnh giá và cho phép EVN quyết định điều chỉnh giá điện trong phạm vi nhất định từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, để kịp thời phản ánh kịp thời sự biến động của các thông số đầu vào cơ bản.

 Nếu phát hiện sai sót trong kết quả tính toán giá điện sẽ dừng điều chỉnh

- Xin ông cho biết, trong trường hợp nếu phát hiện có sai sót trong kết quả tính toán giá điện thì việc xử lý như thế nào?

Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg quy định nếu phát hiện có sai sót trong kết quả tính toán giá điện, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam dừng điều chỉnh hoặc điều chỉnh lại giá bán điện bình quân.

Trường hợp vi phạm quy định về điều chỉnh, tính toán giá bán điện bình quân theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 7 Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg được xử lý theo quy định pháp luật quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP hoặc các văn bản quy phạm pháp luật thay thế (nếu có).

- Vậy Quy định về việc kiểm tra, giám sát, công khai trong điều chỉnh giá bán lẻ điện tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg quy định rõ công thức xác định giá bán điện bình quân để các cơ quan quản lý nhà nước cũng như người dân có thể giám sát và có ý kiến phản hồi.

Về kiểm tra, công bố chi phí sản xuất kinh doanh điện hàng năm của EVN, Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg quy định rõ nội dung kiểm tra, công bố công khai đồng thời cũng là những nội dung để thực hiện kiểm tra, giám sát.

Về kiểm tra điều chỉnh giá điện, Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg cũng bổ sung quy định trong trường hợp phát hiện có sai sót trong kết quả tính toán giá điện, cũng như quy định về xử phạt hành chính trong trường hợp vi phạm quy định về điều chỉnh, tính toán giá bán điện bình quân.

- Xin cảm ơn ông!

 Theo VnMedia

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: