Giá thịt heo tăng sốc, khan hiếm

(Ngày Nay) - Dịch tả heo châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ thiếu thịt heo cuối năm.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chiều 13-6, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị bàn một số giải pháp nhằm ổn định, thúc đẩy phát triển chăn nuôi heo.

Giải pháp khả thi nhất là trữ đông thịt sạch

Số liệu từ Bộ NN&PTNT cho biết tính đến ngày 12-6, dịch tả heo châu Phi đã xảy ra tại 55 tỉnh, TP. Số heo mắc bệnh buộc phải tiêu hủy hơn 2,5 triệu con với trọng lượng gần 150.000 tấn.

Thông tin về dịch bệnh, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết dịch tả heo châu Phi là căn bệnh nặng nề nhất, thách thức nhất, nguy hiểm nhất của ngành chăn nuôi thế giới và Việt Nam. Đến nay, dịch tả heo châu Phi đã khiến tổng đàn heo bị thiệt hại 7,5%. Trước tình hình đó, phương án trữ đông thịt heo sạch được đánh giá là khả thi nhất trong lúc này để giảm thiểu thiệt hại và bình ổn thị trường.

“Chắc chắn nguồn cung tới đây sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch vẫn đang hoành hành và hiện chưa có chủ trương tái đàn, trong khi nhu cầu thực phẩm của người dân không thể thay đổi nhanh chóng sang các thực phẩm khác. Do đó, ngay từ đầu Chính phủ đã khuyến khích các tỉnh, thành có giải pháp dự trữ tại chỗ, nhà nhà dự trữ, cơ sở dự trữ, ai có điều kiện thì dự trữ. Dự trữ để đảm bảo cung ứng thực phẩm bán ra thị trường trong thời gian tới, sau là mình dùng. Việc dự trữ thịt heo sạch còn góp phần giảm áp lực lây lan dịch bệnh” - ông Cường nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Cường, song song với giải pháp dự trữ thịt heo sạch thì phải xác định chuyển sang ăn thực phẩm khác như trứng, thịt gà, thịt bò, thủy hải sản... Việc chuyển đổi thành phần bữa ăn sang các nguồn thực phẩm khác sẽ giúp cuối năm không bị động về mất cân đối thực phẩm.

Bảo vệ đàn heo “cụ kỵ, ông bà”

Cùng với việc tăng cường dự trữ thịt heo, một yêu cầu gấp rút phải triển khai ngay là bảo vệ đàn heo giống “cụ kỵ, ông bà” để giữ giống, phục vụ cho bước tái đàn sau này.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có khoảng 3,7 triệu con heo nái sinh sản. Trong đó có hơn 120.000 con heo nái “cụ kỵ, ông bà” thuộc các giống Móng Cái, Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain. Số lượng heo nái “cụ kỵ, ông bà” của các doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 40%, còn lại là của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Cạnh đó, hằng năm Việt Nam nhập khẩu bổ sung 1.500-2.000 con heo giống “cụ kỵ, ông bà” để sản xuất giống có năng suất cao và cải tiến năng suất đàn giống heo trong nước.

“Bộ đã nghiên cứu và đang đề xuất Chính phủ xem xét, hỗ trợ các chủ cơ sở nuôi giữ heo giống “cụ kỵ, ông bà” với mức 500.000 đồng/con. Việc hỗ trợ sẽ giúp nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh theo chủ trương chỉ đạo đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn giống này của Chính phủ” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin.

Tín hiệu vui từ vaccine phòng dịch tả heo châu Phi

Thông tin từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết trưởng nhóm nghiên cứu vaccine phòng dịch tả heo châu Phi, PGS-TS Lê Văn Phan, cùng các nhà khoa học Hàn Quốc và các cộng sự đã chế tạo vaccine vô hoạt có chất bổ trợ làm tăng miễn dịch cho heo với dịch bệnh. Sau khi tiêm thử nghiệm ban đầu trên động vật, thấy có sự khác biệt giữa lô tiêm vaccine và không tiêm vaccine.

Tuy nhiên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết vẫn quá sớm để kết luận hiệu quả của vaccine này, cần theo dõi dài hơn. 

Theo Pháp luật HCM
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.