Giải ngân vốn ODA: Cần phối hợp chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và các nhà tài trợ

Như tin đã đưa, chiều 17/6, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi, chủ trì họp giữa Ban Chỉ đạo và nhóm 6 ngân hàng tài trợ cho Việt Nam.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp. Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp. Ảnh: VGP/Hải Minh

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam cùng nhóm 6 ngân hàng phát triển đã đánh giá quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Việt Nam, đồng thời đi sâu phân tích, tìm ra những giải pháp triệt để khắc phục tình trạng giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi có xu hướng giảm trong thời gian qua.

Việt Nam vượt trội so với các nước về kết quả dự án

Theo đánh giá chung của 6 nhà tài trợ, gồm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Việt Nam “vượt trội hơn” so với tất cả các nước khác về kết quả của các dự án.

Tính đến năm 2018, Việt Nam đã tiếp nhận trên 80 tỷ USD nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trở thành một trong những nước tiếp nhận nguồn vốn này nhiều nhất trên thế giới, trong đó khoảng 80% là của 6 ngân hàng trên.

Trong tổng số nguồn vốn tiếp nhận, 7 tỷ USD là viện trợ không hoàn lại, trên 70 tỷ USD là vốn vay với lãi suất dưới 2% và 1,62 tỷ USD vốn vay kém ưu đãi nhưng lãi suất vẫn thấp hơn vốn vay thương mại.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tỉ lệ giải ngân tại Việt Nam giảm từ mức cao 23,1% năm 2014 xuống còn 11,2% trong năm 2018, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu của nhóm 6 ngân hàng, trong đó tỉ lệ giải ngân toàn cầu của ADB và WB năm 2018 lần lượt là 21% và 20,2%.

Chính phủ nhìn nhận rõ những tồn tại trong giải ngân vốn vay nước ngoài

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Chính phủ nhận diện rõ những tồn tại, cản trở trong việc giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi và đã có những bước đi cụ thể để khắc phục tình trạng trên.

Nguyên nhân của tình trạng giải ngân chậm là do các quy định về thủ tục còn phức tạp, trùng lặp; mức độ sẵn sàng của dự án thấp; còn độ “vênh” về thủ tục giữa bên tiếp nhận là Việt Nam với các nhà tài trợ... dẫn đến tiến độ giải ngân chậm, làm tăng chi phí dự án, giảm hiệu quả đầu tư.

Giải ngân vốn ODA: Cần phối hợp chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và các nhà tài trợ ảnh 1

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione. Ảnh: VGP/Hải Minh

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành một loạt quy định nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng vốn vay nước ngoài, trong đó có Nghị định về cho chính quyền địa phương vay lại, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng thu hút, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2021-2025, trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công, trong đó chú trọng cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh hơn…

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục cải tiến, đơn giản hóa quy trình thủ tục tiếp nhận các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Sau khi Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công sửa đổi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Chính phủ Nghị định thay thế các Nghị định 16 và 132; đồng thời đề nghị các nhà tài trợ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng Nghị định nêu trên.

Theo Phó Thủ tướng, cần rút ngắn thời gian khởi động và thực hiện các dự án, đặc biệt là công tác đấu thầu, trên cơ sở làm rõ, sửa đổi các quy định liên quan đến nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi; phối hợp hài hòa thủ tục giữa bên cho vay là các ngân hàng cũng như bên nhận là Việt Nam.

Cần xây dựng quy trình thủ tục cụ thể, rõ ràng, nhất quán về lập thẩm định và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn hằng năm đối với nguồn vốn nước ngoài trên nguyên tắc minh bạch hóa thông tin, trao đổi thường xuyên để bố trí vốn kế hoạch phù hợp.

Thực tế, trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã điều chuyển vốn từ các dự án giải ngân chậm sang nơi thực sự có nhu cầu bổ sung để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, do đó Phó Thủ tướng đề nghị các ngân hàng cũng cần linh hoạt trong điều chỉnh vốn cho các dự án.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng cần xác định rõ những hạng mục chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển để tạo thuận lợi cho việc xây dựng dự án và kế hoạch thanh quyết toán, đồng thời tránh nguy cơ đội vốn.

Chính phủ cũng sẽ xem xét điều chỉnh tỉ lệ cho vay với chính quyền địa phương phù hợp với từng lĩnh vực và thời hiệu áp dụng tỉ lệ này để tránh tình trạng phải điều chỉnh, phê duyệt nhiều do thay đổi chính sách.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường phối hợp với các nhà tài trợ, thường xuyên kiểm điểm tình hình, đánh giá giải ngân các dự án, đề xuất giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, không chờ đến khi tổ chức Hội nghị vào cuối năm 2019 mới nêu ra vấn đề cần xử lý.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ trong bối cảnh Việt Nam đã “tốt nghiệp IDA”, các nguồn vốn vay ưu đãi ngày càng hạn hẹp, trong khi lãi suất ngày càng tiệm cận lãi suất vốn vay thương mại, trách nhiệm của chủ dự án và hiệu quả sử dụng càng phải được đề cao.

Phó Thủ tướng đề nghị nhóm 6 ngân hàng phát triển phối hợp với Chính phủ xây dựng khung hợp tác phát triển để xác định rõ khả năng huy động nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho giai đoạn 2021-2025.

Theo Chính phủ
TIN LIÊN QUAN
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.