Giới chủ Nhật Bản, Hàn Quốc muốn Việt Nam tăng giờ làm thêm

(Ngày Nay) -Cho rằng quy định làm thêm 300 giờ mỗi năm là ít, ảnh hưởng đến sản xuất, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc muốn cơ quan quản lý nới lỏng lên mức 600-700 giờ.
Giới chủ Nhật Bản, Hàn Quốc muốn Việt Nam tăng giờ làm thêm

Trong bản báo cáo tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2016 (VBF) diễn ra sáng 5/12, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV) nhấn mạnh quy định người lao động không làm việc thêm giờ quá 30 giờ một tháng, 200 giờ một năm của Việt Nam là bất hợp lý. Điều này thể hiện rõ đặc biệt với lao động lĩnh vực công nghệ thông tin, khai thác và phát triển sản phẩm hay công việc kỹ thuật cần làm thêm nhiều giờ liền khi có sự cố kỹ thuật phát sinh.

Ông Han Dong-Hee, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham) cho rằng quy định này khiến các doanh nghiệp khó đáp ứng đơn hàng sản xuất hoặc tiến độ do người mua đề ra. Hệ quả, hoạt động kinh doanh ảnh hưởng, doanh nghiệp phải tăng ca sản xuất trong những thời kỳ cao điểm, làm tăng chi phí lao động. Đôi khi, họ còn phải giảm giá sản phẩm cho người mua theo yêu cầu.

Thực tế, kiến nghị với nội dung trên thường được nêu ra bởi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và ngành sử dụng nhiều lao động, tận dụng lợi thế của chí phí nhân công rẻ khi đầu tư vào Việt Nam.

Tại cuộc đối thoại giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam tháng 8 vừa qua, bà Ngô Thu Ngân, Chuyên viên pháp lý của Toyota Việt Nam cho hay nhân viên của Toyota rất sẵn sàng làm thêm giờ để phục vụ nhu cầu thị trường. Nhưng công ty gặp khó khăn với quy định chặt chẽ của nhà nước.

Trên cơ sở đó, Toyota đề xuất Chính phủ cho phép quản lý giờ làm thêm linh hoạt hơn. Ví dụ, bỏ quy định quản lý số giờ làm thêm theo từng tháng; tăng số giờ làm thêm theo năm bằng mức của một số nước trong khu vực (Trung Quốc 600 giờ/năm, Nhật Bản 720 giờ hoặc theo sự thỏa thuận giữa công đoàn và công ty về giờ làm thêm tối đa của công nhân). 

Giới chủ Nhật Bản, Hàn Quốc muốn Việt Nam tăng giờ làm thêm ảnh 1Giờ làm thêm các nước trong khu vực. Nguồn: VBF.

Còn ông Nguyễn Huy Trung, Trưởng phòng hành chính, Công ty Honda Việt Nam tính toán, theo Luật Lao động, công ty được làm việc 6 ngày một tuần. Nhưng thực tế, cứ 2 tuần thì nhân viên được nghỉ 1 ngày và số giờ làm việc chính thức là 44 giờ. Tuy nhiên, giờ làm thêm thì lại tính từ giờ thứ 45.

"Theo quy định của Sở Lao động, số giờ làm thêm phụ thuộc vào lịch làm việc của doanh nghiệp. Vì vậy, khi doanh nghiệp giảm số giờ làm việc chính thức và bù lại bằng giờ làm thêm, thì giờ làm việc chính thức lại bị coi là làm thêm, vị này nói.

Đồng ý với quan điểm, ông Colin Blackwell, Trưởng nhóm công tác Nguồn nhân lực VBF, đưa ra khuyến nghị nếu thỏa thuận về làm thêm giờ đã được ký kết giữa người lao động, cơ quan nhà nước và liên đoàn thì sẽ miễn thanh tra về vấn đề này tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ông Bùi Đức Nhưỡng, Phó cục trưởng Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) khẳng định khi nêu dẫn chứng ở các nước Châu Á, VBF cần phải xem xét một cách toàn diện. Một số nước trong khu vực (Malaysia, HongKong…) có giới hạn giờ làm thêm cao hơn Việt Nam nhưng lại quy định thời gian làm việc hàng tuần là 40 giờ. Do đó, giờ làm thêm tăng lên nhưng tổng quỹ thời gian vẫn thấp hơn so với Việt Nam. 

"Áp dụng chế độ thời gian làm việc linh hoạt là vấn đề Bộ đã đang nghiên cứu trong quá trình xây dựng luật và sẽ đưa vào Điều 117 - nhóm ngành nghề có đặc thù thời giờ làm việc/nghỉ ngơi. Về thời giờ làm việc theo thời vụ, Bộ đã ban hành Thông tư 54, trong đó quy định phương pháp tổ chức tăng/giảm ca vào một thời điểm nhất định tùy theo thời vụ", ông Nhưỡng khẳng định.

Theo Zing
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.