Hồi sinh giấc mơ ôtô Việt?

(Ngày Nay) - Những con số đưa ra từ Tổng cục Hải quan về lượng xe nhập khẩu tăng mạnh lại càng dấy lên lo ngại cho ngành ôtô trong nước. Đáng chú ý, Indonesia bất ngờ vươn lên trở thành thị trường cung cấp xe con chủ yếu cho Việt Nam. Trong 6 tháng qua, Việt Nam đã nhập về 8,9 nghìn chiếc ôtô từ Indonesia với trị giá 171 triệu USD, tăng 66 lần về lượng và 103 lần về trị giá so với cùng kỳ năm trước. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một con số thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, lượng ôtô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu trong 6 tháng qua đạt 26,6 nghìn chiếc, trị giá 449 triệu USD, tăng tới 30,1% về lượng và 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Số lượng xe nhập khẩu tiếp tục gia tăng khiến người ta lo ngại về ngành công nghiệp ôtô nước nhà.

Xe nhập tràn lan

Đã 20 năm trôi qua, ngành ôtô nội vẫn ấp ủ một giấc mơ trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế. Tuy nhiên, với những con số đưa ra từ Tổng cục Hải quan về lượng xe nhập khẩu tăng mạnh lại càng dấy lên lo ngại cho ngành ôtô trong nước. Đáng chú ý, Indonesia bất ngờ vươn lên trở thành thị trường cung cấp xe con chủ yếu cho Việt Nam, soán ngôi vị giữ nhiều năm nay của Thái Lan.

Trong 6 tháng qua, Việt Nam đã nhập về 8,9 nghìn chiếc ôtô từ Indonesia với trị giá 171 triệu USD, tăng 66 lần về lượng và 103 lần về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Mức giá trung bình xe Indonesia nhập về (chưa bao gồm thuế) ở mức khoảng 400 triệu đồng/chiếc. Đứng thứ 2 là Thái Lan với 6,6 nghìn ô tô. Con số này cho thấy, lượng xe ô tô nhập từ  Thái Lan nhập đã tăng 84,1% về lượng, mức giá khai báo bình quân đạt 15,8 nghìn USD/chiếc. 

Lý giải về lượng xe nhập khẩu tăng đột biến từ các nước trong khu vực, Tổng cục Hải quan cho hay, chủ yếu do thuế nhập khẩu giảm từ 40% về 30%. Như vậy, chưa cần chờ về 0% vào năm sau, ôtô nhập khẩu đã “chớp thời cơ” để gia tăng số lượng.

Những diễn biến nói trên tiếp tục là hồi chuông cảnh báo đến ngành công nghiệp ôtô nước nhà. Cho dù xây dựng đã 20 năm nay, nhưng ngành ô tô Việt Nam hầu như vẫn không thấy có sự tiến bộ.  Giấc mơ nội địa hóa của ngành ôtô ngần ấy vẫn… như cũ. 

Đánh giá về thực trạng của ngành công nghiệp ôtô nước nhà hiện nay, các chuyên gia trong ngành cho rằng nền công nghiệp sản xuất vật liệu yếu kém (công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất vật liệu phi kim loại,…) là nguyên nhân chính khiến cho ngành công nghiệp ôtô của ta hiện nay chỉ đơn giản là gia công.

Hiện cả nước chỉ có khoảng hơn 200 DN quy mô nhỏ trong ngành công nghiệp sản xuất chi tiết, phụ tùng ôtô nhưng những chi tiết đó chủ yếu là chi tiết đơn giản như ghế và kính bên cạnh, một số chi tiết nội thất, bó dây điện cho ôtô du lịch, ắc quy, lốp và lọc khí… tất cả chủ yếu có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng thấp.

Và đây cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ nội địa hóa của ô tô sản xuất trong nước rất thấp. 

Liệu có “hồi sinh”?

Bộ Công thương dự báo nhu cầu ôtô tại Việt Nam năm 2025 sẽ vào khoảng 800-900 nghìn xe và năm 2030 khoảng 1,5-1,8 triệu xe. Nếu không phát triển ngành sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước thì toàn bộ thị trường xe con sẽ là xe nhập khẩu; 50% thị trường xe khách và xe tải sẽ phải nhập khẩu và Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ ôtô cho các hãng nước ngoài. 

Trên thực tế, nhà quản lý cũng đang rất nỗ lực để cải thiện, xốc dậy ngành ôtô nước nhà. Mới đây nhất, Bộ Công thương đã có những đề xuất được đánh giá là sẽ giúp “hồi sinh” giấc mơ ôtô nội.

Cụ thể, Bộ đã đưa ra 3 đề xuất, trong đó nhấn mạnh tạo dựng thị trường tiêu thụ đủ lớn để khuyến khích sử dụng xe trong nước;  Đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư thu hút đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia vào các dự án có quy mô lớn tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các tập đoàn lớn và những dòng xe chưa có cơ sở sản xuất tại khu vực ASEAN. Đặc biệt là đề xuất không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị tạo ra trong nước.  

Đề xuất này của Bộ Công thương được các DN ngành ôtô hết sức hoan nghênh, cho rằng, sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam, tăng sức cạnh tranh với ôtô nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ tràn vào Việt Nam khi thuế nhập về 0% vào đầu năm 2018. Việc miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần linh kiện, phụ tùng sản xuất tại Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước giảm giá thành sản xuất, từ đó giảm được giá bán.

Dư luận kỳ vọng những đề xuất nói trên của nhà quản lý sẽ sớm trở thành hành động cụ thể chứ không chỉ đơn thuần là chủ trương, bởi đến giờ phút này mới tìm cách vực dậy một ngành công nghiệp trọng yếu như vậy đã là quá muộn.

Theo Đại đoàn kết
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.