Khai trương Mytel, Viettel ‘miễn cước’ roaming quốc tế tại Myanmar

(Ngày Nay) -Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) sẽ chính thức áp dụng cước roaming mới tại Myanmar vào đúng thời điểm khai trương mạng di động Mytel vào ngày 9/6/2018. Theo đó, Viettel sẽ áp dụng cước cuộc gọi, nhắn tin, sử dụng data cho khách hàng roaming quốc tế mạng Viettel tại Myanmar tương tự như cước sử dụng ở Việt Nam.
Không khí cửa hàng Mytel trước giờ khai trương
Không khí cửa hàng Mytel trước giờ khai trương

Cước gọi từ thuê bao Viettel đang roaming tại Myanmar về các số Viettel tại Việt Nam hay tới các số Mytel là 2.000 đồng/phút (chỉ bằng 1/7 cước của các mạng khác), 500 đồng/SMS (mức bình quân của mạng khác là 5.000-7.000 đồng), và 200 đồng/MB (giảm 95% so với trước đây). Các thuê bao của Viettel sang Myanmar cũng được miễn phí cước nhận cuộc gọi khi roaming với mạng Mytel.

Để chào mừng ngày khai trương Mytel (Myanmar), ngoài Viettel, các mạng di động thành viên của Tập đoàn Viettel như Unitel (Lào) và Metfone (Campuchia) cũng sẽ triển khai chính sách roaming quốc tế ưu đãi đặc biệt khi tới Myanmar. Đồng thời, Mytel cũng chính thức cung cấp gói cước chuyển vùng quốc tế tới 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) với chính sách tương tự.

Với chính sách cước roaming quốc tế mới ở thị trường Myanmar, Viettel tạo ra một khu vực gồm 4 quốc gia “không cước roaming quốc tế” gồm Việt Nam, Myanmar, Lào, Cambodia; và trở thành mạng di động tiên phong trên thế giới triển khai chính sách này.

Khai trương Mytel, Viettel ‘miễn cước’ roaming quốc tế tại Myanmar ảnh 1Nhân viên Mytel giới thiệu dịch vụ tới khách hàng trước giờ khai trương

“Myanmar là một trong những thị trường roaming Top đầu của Việt Nam. Với tinh thần “Roam Like Home” còn được hiểu là cước chuyển vùng tương đương cước trong nước, chúng tôi kỳ vọng 100% thuê bao Viettel tới Myanmar sẽ được trải nghiệm “thế giới phẳng” trong viễn thông di động”, ông Đoàn Đại Phong, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh quốc tế Viettel cho biết.

Mytel là tên thương hiệu của Telecom International Myanmar – liên doanh giữa Viettel Global (công ty con của Tập đoàn Viettel) với 2 đối tác địa phương là Star High Public Company và Myanmar National Telecom Holding Public (MNTH).

Trong năm đầu tiên kinh doanh chính thức, Mytel đầu tư hạ tầng viễn thông với hơn 7.000 trạm thu phát sóng băng rộng di động (4G), và hơn 30.000km cáp quang. Tại Myanmar, Mytel là mạng di động đầu tiên và duy nhất phủ sóng 4G trên phạm vi toàn quốc ngay khi khai trương.

Tổng vốn đầu tư của dự án Mytel là 1,5 tỷ USD, chiếm tới 66% vốn đăng ký đầu tư của Việt Nam vào Myanmar. Với dự án này, Việt Nam từ vị trí số 10 vươn lên đứng thứ 7 trong số 49 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Myanmar và trở thành nhà đầu tư lớn thứ 2 của khu vực ASEAN đầu tư vào quốc gia này (tính đến hết tháng 6/2017).

Tại Myanmar, Mytel là mạng di động thứ 4. Ba mạng khác là MPT của Nhà nước Myanmar với 42% thị phần, Teleenor (Nauy) chiếm 35% thị phần và Ooredoo (Qatar) với 23% thị phần.

Khai trương Mytel, Viettel ‘miễn cước’ roaming quốc tế tại Myanmar ảnh 2Mytel là thương hiệu viễn thông của Viettel tại Myanmar

Myanmar là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong tất cả các thị trường nước ngoài của Viettel tính đến thời điểm hiện nay (tốc độ tăng trưởng 7%), và cũng là thị trường quốc tế có số dân đông nhất (53 triệu người). Năm 2018, Myanmar là thị trường quốc tế chiến lược của Tập đoàn Viettel.

Myanamar cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Từ một quốc gia có tỷ lệ sử dụng điện thoại di động thấp nhất thế giới (chỉ sau Triều Tiên), sau khi mở cửa, tỷ lệ sim di động/người dân tăng từ 10% lên gần 90% chỉ sau 3 năm; tổng số lượng thuê bao data tăng từ 600.000 lên tới hơn 16 triệu.

Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Myanmar có thể tăng quy mô nền kinh tế lên gấp 4 lần, lên 200 tỷ USD vào năm 2030. Trong đó, cùng với tài chính – ngân hàng và năng lượng, viễn thông và công nghệ thông tin được đánh giá là miền đất hứa mới cho doanh nghiệp các nước, cả về tiềm năng thị trường lẫn nguồn nhân lực.

TIN LIÊN QUAN
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.