Không còn cảnh ki - ốt bánh Trung thu “mọc” tràn lan?

(Ngày Nay) - Khác với mọi năm, không khí Trung thu ở Hà Nội năm nay trở nên trầm lắng hơn. Các điểm bán bánh Trung thu của các hãng cũng giảm về mật độ nhưng lại đa dạng các thương hiệu, đặc biệt là có những thương hiệu khá mới.
Không còn cảnh ki - ốt bánh Trung thu “mọc” tràn lan?

Dạo qua một số tuyến phố như Lê Văn Lương, Hoàng Minh Giám, Phạm Hùng, Tây Sơn, Nguyễn Trãi, Láng Hạ, Giảng Võ... các quầy bánh Trung thu xuất hiện thưa thớt, không dày đặc như mọi năm. Các hãng bánh năm nay chủ yếu vẫn là Kinh Đô, Hữu Nghị, bánh mứt kẹo Hà Nội, Long Đình, Thu Hương… Bên cạnh đó thì cũng có một số tên tuổi mới như Maison, Malay…

Theo chị Hoài An, chủ một quầy bánh trên đường Giảng Võ, khách mua hàng năm nay giảm đi đáng kể so với mọi năm. Nếu như năm trước mỗi ngày bán được gần trăm hộp thì năm nay quầy hàng của chị chỉ bán được vài chục hộp. Song song với đó, khách hàng năm nay đa phần chỉ mua hàng bánh ở phân khúc trung bình, chứ không chọn các mặt hàng cao cấp như mọi năm. “Mùa Trung thu năm nay kém hấp dẫn với mọi năm một phần vì thời tiết, từ đầu mùa đến giờ mưa bão liên tục khiến các quầy hàng trở nên liêu xiêu”, chị Hoài An chia sẻ thêm.

Không còn cảnh ki - ốt bánh Trung thu “mọc” tràn lan? ảnh 1

Người dân không còn bị “đẩy” xuống đường bởi các quầy bánh Trung thu chiếm dụng vỉa hè.        Ảnh:H.Linh

Đồng quan điểm, anh Lê Hồng, chủ quầy hàng trên đường Lê Văn Lương, cho rằng, thời tiết đã ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh của các quầy hàng. Thêm nữa, người dân giờ đây lại thích làm bánh Trung thu tại nhà nên lượng người mua cũng giảm. Việc làm bánh Trung thu handmade khá đơn giản bởi nhân và nguyên liệu đều có sẵn, khách hàng về chỉ việc làm khuôn bánh cho vào lò nướng là xong. “Tất nhiên chất lượng không hơn so với các hãng nhưng nhiều người lại thích tự tay làm bánh để biếu tặng người thân”, anh Hồng nói thêm.

Ông Hoàng Giang, giảng viên ĐH Thương mại Hà Nội nhận định, thị trường bánh Trung thu ảm đạm là do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do ảnh hưởng của thời tiết. Thứ hai là do tâm lý mua hàng của người dân có sự thay đổi. Họ có thể tiếp cận với nhiều hình thức bán hàng online như thương mại điện tử, mạng xã hội… Thứ ba là do tâm lý lo ngại về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các hãng bánh Trung thu. Một số sản phẩm vẫn còn hạn bảo hành nhưng bị mốc, hỏng. 

Và cuối cùng chính là tâm lý của người dân. Nhiều người muốn tự tay làm các loại bánh Trung thu để tặng người thân, bạn bè. Mặt khác họ cũng muốn tạo không khí Trung thu ngay tại gia đình, khi mà cả nhà cùng nhau làm bánh.

Mỗi dịp Trung thu, người dân lại đua nhau đi mua bánh Trung thu để biếu tặng người thân, bạn bè. Khi ấy, các quầy hàng bánh Trung thu “mọc lên” la liệt đường phố, ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn giao thông. Thời điểm đó, việc dựng ki-ốt khá dễ dàng trên khắp các tuyến phố. Các đơn vị kinh doanh chỉ cần chọn địa điểm kinh doanh rồi gửi công văn lên Sở GTVT để xin cấp phép. Sau khi kiểm tra thực tế từng tuyến phố, Sở GTVT sẽ cấp phép cho từng ki-ốt.

Luật sư Nguyễn Cường, Đoàn luật sư TP Hà Nội, cho biết: Sở GTVT có thể cấp phép sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh buôn bán nhưng không phải tuyến phố nào họ cũng được cấp phép. Các tuyến phố được cấp phép phải đảm bảo các yếu tố: Đầu tiên, hè phố còn lại dành cho người đi bộ phải rộng tối thiểu là 1,5m. Sau là phải bảo đảm an toàn, thuận tiện giao thông; bảo đảm mỹ quan, vệ sinh môi trường đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ gia đình, chủ công trình trên tuyến phố. Thêm nữa là không được phép tổ chức kinh doanh buôn bán trước mặt tiền của các công trình văn hóa, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở và trên mặt cầu đường bộ, cầu vượt. 

Có thể thấy, các quầy hàng Trung thu năm nay tuy có trầm lắng hơn so với các năm trước nhưng không ảnh hưởng nhiều đến không khí Trung thu chung. Các gia đình vẫn háo hức chờ đón Trung thu, biếu tặng người thân, bạn bè những chiếc bánh nướng, bánh dẻo  mang nhiều ý nghĩa. Bên cạnh đó, việc thực hiện và chấp hành nghiêm quản lý vỉa hè mùa cũng góp phần không nhỏ giúp mùa Trung thu trở nên ý nghĩa hơn.

Theo ông Hoàng Giang, giảng viên ĐH Thương mại Hà Nội, những thay đổi về tâm lý người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các hãng bánh nhỏ lẻ chứ không tác động nhiều đến các thương hiệu lớn. Để thay đổi được tâm lý người tiêu dùng thì các hãng phải nâng cao và khẳng định lại thương hiệu của chính mình.

Theo Pháp Luật Xã Hội
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.