Kiểm tra công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế

Chiều ngày 18/5, tại Đảng uỷ Công an Trung ương, Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Phó Trưởng ban Chỉ  đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Trưởng đoàn kiểm tra số 1 đã chủ trì cuộc họp công bố dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tại Đảng uỷ Công an Trung ương.

Tham dự cuộc làm việc có Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học; các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an; lãnh đạo các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an và Thành viên Tổ công tác.

Kiểm tra công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế ảnh 1

Ảnh: VGP/Lê Sơn

Phát biểu tại cuộc làm việc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Trưởng đoàn kiểm tra số 1 nêu rõ: Việc kiểm tra này là công việc thường xuyên, hàng năm của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Đợt kiểm tra lần này, Ban Chỉ đạo lựa chọn kiểm tra chuyên đề về công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tại Đảng uỷ Công an Trung ương.

Đánh giá tình hình cho thấy công tác phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng thời gian qua có những chuyển biến tích cực, được dư luận đánh giá cao. Tuy nhiên, công tác thu hồi tài sản tham nhũng lại chưa đáp ứng được yêu cầu, từ đó ảnh hưởng xấu và giảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.

 Thông qua kiểm tra sẽ giúp cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân khiến mặc dù Đảng, Chính phủ và các cơ quan tố tụng Trung ương đã có những quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo nhưng kết quả thu hồi tài sản tham nhũng chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ tài sản được thu hồi tuy có chuyển biến song tỷ lệ còn thấp.

 “Qua kiểm tra, chúng ta chỉ ra những cơ chế, chính sách nào còn thiếu, bất cập, khó thực hiện để kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo tháo gỡ hoặc kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng. Đây là những vấn đề chủ yếu mà Đoàn kiểm tra và Đảng uỷ Công an Trung ương tập trung rà soát, đánh giá qua công tác kiểm tra”, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh.

Kiểm tra công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế ảnh 2

Ảnh: VGP/Lê Sơn

Theo báo cáo của Đoàn kiểm tra số 1, trong những năm qua, công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã được Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được kết quả ngày càng cao. Một số vụ án có số tiền thiệt hại lớn nhưng với quyết tâm cao của lực lượng công an, số tiền, tài sản thu được đạt 100%.

Theo đó, một số cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an đạt kết quả nổi bật về thu hồi tài sản như: Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố 32 vụ về tham nhũng, kinh tế, thu hồi được trên 5.500 tỷ đồng, 700.000 USD và nhiều tài sản khác; áp dụng biện pháp kê biên tài sản gồm 50,5 tấn thép, 6 lô đất và 4 dự án tại Đà Nẵng; phong tỏa tài khoản số tiền là 250 tỷ đồng.

 Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế thụ lý 167 vụ, áp dụng các biện pháp tịch thu, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trị giá 14.821,4 tỷ đồng, 3,2 triệu USD, các tài sản trị giá 32.521,9 tỷ đồng cùng nhiều tài sản khác chưa xác định được giá trị.

Cơ quan An ninh điều tra thụ lý 43 vụ án tham nhũng, kinh tế, đã thu hồi được 725 tỷ đồng, kê biên 44 căn nhà và một số tài sản khác, trong đó có vụ thu hồi được lượng tiền, tài sản lớn về cho Nhà nước như: Vụ Giang Kim Đạt cùng đồng bọn phạm tội tham ô tài sản, rửa tiền thu 6,46 tỷ đồng, phong tỏa tài khoản 348 triệu đồng, kê biên 41 bất động sản; vụ Nguyễn Minh Chuyển và đồng phạm phạm tội vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã thu hồi được 329,9 tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ  án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, công tác này còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

Theo Chính phủ
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.