Làm thế nào một công ty tài chính Việt Nam lại có thể thay đổi cục diện thị trường vay tiêu dùng?

(Ngày Nay) - Với sự phát triển thần tốc của ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam, nhu cầu trải nghiệm dịch vụ của khách hàng ngày càng khắt khe hơn và do đó việc đổi mới sáng tạo cũng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong cuộc đua này, FE CREDIT đã luôn duy trì vị thế dẫn đầu không chỉ về thị phần mà còn đi đầu về việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trong dịch vụ khách hàng.
Làm thế nào một công ty tài chính Việt Nam lại có thể thay đổi cục diện thị trường vay tiêu dùng?

Những nỗ lực không mệt mỏi của FE CREDIT trong chiến lược này lại một lần nữa được ghi nhận bởi Ernst & Young (EY), nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán, thuế, giao dịch tài chính và tư vấn hàng đầu thế giới.

Ngành cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội trong thập kỷ qua. Theo báo cáo của Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia, cố vấn cho Thủ Tướng về các vấn đề liên quan đến thị trường tài chính, cho vay tiêu dùng ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng kể từ năm 2015 với tốc độ tăng trưởng từ 50,2% năm 2016 lên 65% năm 2017 và thị phần vay tiêu dùng trong tổng thị trường tín dụng tăng từ 12,3% năm 2016 lên 18% năm 2017.

“Miếng bánh” hấp dẫn này đã thu hút nhiều tổ chức tài chính cả trong và ngoài nước. Hàng loạt ngân hàng và doanh nghiệp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng và nhiều tập đoàn tài chính nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam bằng cách thành lập công ty con hoặc “thâu tóm” các công ty hiện hữu. Cạnh tranh gia tăng là vậy, nhưng trải nghiệm của khách hàng khi vay tiêu dùng vẫn còn nhiều điểm cần cải thiện.

FE CREDIT, tiền thân là Khối Tín dụng tiêu dùng trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), được thành lập từ năm 2010 và là một trong những công ty tài chính tiêu dùng đầu tiên trên thị trường. Tính đến năm 2018, FE CREDIT đã phục vụ hơn 10 triệu người Việt Nam trên khắp 63 tỉnh thành cả nước với nhiều sản phẩm đa dạng gồm cho vay tiền mặt, vay mua trả góp xe máy, vay mua hàng điện máy gia dụng, thẻ tín dụng và bảo hiểm liên kết.

Tại Trung Quốc và Ấn Độ, nhiều công ty cho vay tiêu dùng đã đưa ra một quy trình kỹ thuật số hoàn chỉnh từ đăng ký khoản vay, duyệt vay và giải ngân chỉ mất 10 -15 phút là khách hàng đã có thể nhận được tiền. FE CREDIT nhận thấy nếu có thể áp dụng được quy trình tương tự ở Việt Nam, thì lợi ích sẽ nhân đôi cho cả khách hàng, những người sẵn sàng sử dụng dịch vụ của FE CREDIT đồng thời giảm được chi phí hoạt động cho công ty.

Nền tảng cho vay tự động qua ứng dụng điện thoại $NAP đã được tạo ra bằng cách tích hợp thông qua API (Application Programming Interface: Giao Diện Lập Trình Ứng Dụng) một loạt các công nghệ kỹ thuật số và giải pháp FinTech dựa trên quy trình làm việc linh động. Nền tảng này kết hợp công nghệ mới vào quy trình cho vay truyền thống và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xác minh khách hàng, thẩm định, pháp chế hoặc dịch vụ khách hàng.

Nền tảng này số hóa toàn bộ hành trình của khách hàng từ lúc đăng ký vay đến nhận tiền giải ngân qua ngân hàng hoặc nhận tiền mặt tại các điểm chi hộ và cho phép khách hàng quản lý khoản vay cho đến khi hoàn tất thanh lý hợp đồng hoàn toàn trên thiết bị di động. Với việc số hóa, $NAP đã loại bỏ được hoàn toàn sự can thiệp của con người ở tất cả mọi bước trong hành trình khách hàng, thay vì chỉ dừng lại ở bước đăng ký vay như các ứng dụng khác.

Các công nghệ được tích hợp vào nền tảng này đã được “nội địa hóa” và điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam, không chỉ về ngôn ngữ mà còn kết hợp với các chức năng như Nhận diện khuôn mặt, Nhận diện kí tự quang học (OCR), Trợ lý ảo, Chuyển giọng nói sang văn bản, Chấm điểm tín dụng dựa trên dữ liệu từ nhà mạng, Chữ ký điện tử...

Mặc dù đội ngũ EY đã có kinh nghiệm với việc ra mắt ứng dụng cho vay kỹ thuật số trước đây ở Ấn Độ, thách thức lớn khi áp dụng nền tảng cho vay này ở Việt Nam chính là hầu hết những chứng từ bắt buộc trong hồ sơ vay như Chứng minh nhân dân, Hóa đơn tiền điện hay Bảng lương... đều được lưu giữ dưới dạng văn bản giấy.

Trong vòng 4 tháng, đội ngũ EY từ Ấn Độ đã tư vấn cho FE CREDIT về các giải pháp tối ưu trong thiết kế ứng dụng, lựa chọn nhà cung cấp và lập trình mẫu.

$NAP đã được ra mắt vào tháng 8 năm 2018, cho phép khách hàng đăng ký vay, được duyệt vay và giải ngân chỉ trong vòng 24 giờ. Tính đến tháng 5 năm 2019, ứng dụng đã có hơn 1.000.000 lượt tải, góp phần giúp FE CREDIT duy trì vị trí dẫn đầu trong cuộc chiến giành khách hàng với tốc độ không tưởng so với trước đây.

Bằng việc loại bỏ quy trình rườm rà và giấy tờ thủ công, $NAP đã giúp FE CREDIT hạn chế nguy cơ mất khách hàng tiềm năng vì lý do thủ tục bất tiện và tốn thời gian, đồng thời giảm đáng kể chi phí bỏ ra để có được một khách hàng mới.

Mạng Lưới Sáng Kiến Tài Chính ASEAN (AFIN) của Tập Đoàn Tài Chính Quốc Tế (IFC) cũng cho rằng nền tảng $NAP của FE CREDIT phù hợp với nhiều nhu cầu, có thể tương thích với các thị trường khác nhau, giúp các tổ chức tín dụng đối tác hoàn thiện mô hình kinh doanh của họ. Ngoài ra, $NAP còn có thể tích hợp với nền tảng AFIN một khi nền tảng này chính thức được ra mắt thị trường.

TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.