Nâng cao năng suất lao động để vượt qua bẫy thu nhập trung bình

Với mức tăng trưởng kinh tế năm ngoái đạt 7,08%, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động).
May hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn may Đức Giang, Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
May hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn may Đức Giang, Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Phát biểu tại Hội nghị "Cải thiện năng suất lao động quốc gia" được tổ chức sáng 7/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định hơn bao giờ hết, việc cải thiện năng suất lao động của Việt Nam là nhiệm vụ cốt lõi, cấp thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng, sống còn nhằm thúc đẩy tăng trưởng, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tránh tụt hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trên thế giới.

"Một lần nữa, bài toán tăng nhanh năng suất lao động được đặt ra và cần phải có lời giải một cách toàn diện hơn, gấp rút hơn, hiệu quả hơn, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang dự kiến đặt mục tiêu phát triển cao trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm tới," Bộ trưởng nhấn mạnh.

Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức nhằm đánh giá thực trạng năng suất lao động của Việt Nam; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của Việt Nam và đề ra các giải pháp cải thiện năng suất lao động quốc gia. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và chỉ đạo hội nghị.

Nâng cao năng suất lao động để vượt qua bẫy thu nhập trung bình ảnh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị cải thiện năng suất lao động quốc gia. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Báo cáo thực trạng năng suất lao động của Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN.

Với mức tăng trưởng kinh tế năm ngoái đạt 7,08%, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động), cao hơn nhiều mức 55,2 triệu đồng/lao động của năm 2011.

Tính theo giá so sánh, năng suất lao động nền kinh tế năm 2018 tăng 6% so với năm 2017, bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 5,77%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015.

Tính chung giai đoạn 2011-2018, năng suất lao động tăng bình quân 4,88%/năm.

Năng suất lao động ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Nếu như trong giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng GDP bình quân đạt 5,91%/năm; trong đó lao động tăng 1,5%/năm; tăng năng suất lao động đạt 4,35%/năm, thì trong 3 năm 2016-2018, mặc dù lao động chỉ tăng 0,88%/năm nhưng năng suất lao động đạt tốc độ tăng bình quân 5,77%/năm, cao hơn giai đoạn trước 1,42 điểm phần trăm nên GDP tăng trưởng bình quân đạt tốc độ 6,7%/năm.

Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cũng chỉ ra các nguyên nhân khiến cho mức năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới. Đó là quy mô nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng còn chậm; máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng nguồn nhân lực hạn chế; trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập; quá trình đô thị hóa, tích tụ công nghiệp diễn ra chậm và có những “rào cản” từ thể chế…

Cụ thể, ông Nguyễn Bích Lâm chỉ ra chuyển dịch cơ cấu lao động tuy diễn ra khá nhanh nhưng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản hiện nay còn lớn, đa số lao động trong khu vực này là lao động giản đơn, công việc có tính thời vụ, không ổn định nên giá trị gia tăng tạo ra thấp, dẫn đến năng suất lao động thấp.

Có một thực tế là thời gian qua, khu vực nông thôn đang có sự chuyển dịch lao động từ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản sang các ngành phi nông, lâm nghiệp, thủy sản. Tuy nhiên, lao động di chuyển ra khỏi ngành nông nghiệp chủ yếu lại chuyển sang làm trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có năng suất thấp hay các ngành dịch vụ có thu nhập thấp...

Nhìn chung, việc tăng năng suất lao động thông qua chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ rất phổ biến ở các quốc gia có mức độ phát triển thấp. Hiện nay, Việt Nam vẫn còn dư địa để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nhằm tăng năng suất lao động.

Tuy nhiên, xu hướng này không thể kéo dài khi Việt Nam phát triển lên mức cao hơn, thu nhập ở khu vực nông thôn gia tăng, cơ cấu kinh tế ổn định sẽ làm giảm đáng kể dư địa cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ ra nhận diện được các yếu tố, nguyên nhân tác động đến năng suất lao động là căn cứ quan trọng để xác định những giải pháp nhằm cải thiện chất lượng và đẩy mạnh tốc độ tăng năng suất lao động trong thời gian tới.

"Với năng suất cao hơn, tăng việc làm có chất lượng hơn sẽ tạo ra 'lợi ích theo cấp số nhân'; tăng năng suất lao động phải gắn chặt với tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh, sức chống chịu của nền kinh tế," Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ tập trung vào thảo luận các giải pháp ở tầm vĩ mô, đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh, thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có tri thức, có tay nghề, phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý công nghệ, quản trị doanh nghiệp./.

Theo Vietnamplus
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.